- Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
- 8 thực phẩm tốt nhất giúp giảm cơn đau khớp khi trời lạnh
- Bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình đối với 4 loại phương tiện từ 1/1/2025
- Thiệt hại do lừa đảo trực tuyến ước tính 18.900 tỷ đồng năm 2024
- Ba màu tem kiểm định xe áp dụng từ năm 2025
- 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024
- Toàn văn kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ
Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Thủ tướng Chính phủ phát động và cuộc vận động toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam đã xây dựng và thực hiện chương trình “Hỗ trợ sinh kế cho NKT, TMC tại xã xây dựng nông thôn mới”. Sau 5 năm triển khai, các cấp Hội đã hỗ trợ cho 26.668 lượt NKT, 9.531 lượt TMC tại 226 xã xây dựng nông thôn mới. Các nội dung hỗ trợ không ngừng phát huy hiệu quả, góp phần tích cực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, vị thế của NKT, TMC trong xã hội.
5 năm 36.199 lượt NKT, TMC được hỗ trợ
Với mục tiêu chung là tạo điều kiện tốt nhất cho NKT, TMC được cải thiện điều kiện sinh hoạt và thoát nghèo, được tham gia, thụ hưởng thành quả của chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Chương trình Hỗ trợ sinh kế cho NKT, TMC tại xã xây dựng NTM của Hội tập trung hỗ trợ xây dựng công trình vệ sinh, nước sạch, vốn làm kinh tế gia đình, sản xuất kinh doanh dịch vụ, trao tặng xe lăn và đường tiếp cận, xe đạp, học bổng và hỗ trợ khác (nhà ở, tiếp cận dich vụ y tế, giáo dục...)…. Nguồn lực tài chính thực hiện chương trình được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, từ hỗ trợ của Nhà nước, quỹ Hội, vận động ủng hộ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân, đóng góp của gia đình, dòng họ...
Lãnh đạo Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra đường tiếp cận cho NKT tại xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh
Để tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình, Hội đã xây dựng chiến lược phát triển Hội giai đoạn 2012 - 2017, cụ thể hóa các mục tiêu từng năm. Hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu mô hình hỗ trợ sinh kế cho NKT tại cộng đồng”, được áp dụng thực hiện từ năm 2013.
Quy trình thực hiện chương trình được tiến hành theo các bước cụ thể, chặt chẽ. Đầu tiên, Hội thống nhất với BQL xây dựng NTM xã về việc tham gia của Hội theo chức năng, nhiệm vụ và một số tiêu chí xây dựng NTM phù hợp với NKT, TMC, thông báo kinh phí dự kiến hỗ trợ, thành lập BQL Dự án. Sau đó tiến hành khảo sát, thống kê NKT,TMC, nhu cầu, nguyện vọng trợ giúp, lập danh sách, yêu cầu cụ thể. Bước tiếp theo là đánh giá nguồn lực, thế mạnh của xã, khả năng thực hiện của đối tượng, từ đó xây dựng Dự án với sự tham gia góp ý của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, thông báo công khai qua các Hội nghị của xã, qua cán bộ thôn và họp các đối tượng thụ hưởng Dự án. Để đảm bảo hiệu quả của Dự án, tất cả các nguồn lực liên quan đều được huy động, lồng ghép: ngân sách, quỹ Hội, nguồn khác tài trợ cho Hội, nguồn lực tại xã, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ...Việc tổ chức thực hiện Dự án có sự tham gia, quyết định của đối tượng và gia đình. Các hoạt động tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá kết quả Dự án được thực hiện.
Kết quả, 5 năm qua, Hội đã tổ chức vận động các nhà hảo tâm tài trợ nguồn lực và đã hỗ trợ 26.668 lượt NKT, 9.531 lượt TMC tại 226 xã xây dựng NTM. Trong đó, hỗ trợ cải thiện điều kiện sinh hoạt gồm phương tiện đi lại 2.512 xe lăn, xe lắc, 2.278 xe đạp, xây dựng 318 đường tiếp cận tại nhà ở, trụ sở, trạm y tế, nhà văn hóa, trao tặng 16.026 suất học bổng, 2.199 nhà tắm, công trình nước sạch, nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 1.275 công trình vệ sinh đạt chuẩn, 1.862 ngôi nhà được sửa chữa, nâng cấp, làm mới. Về hỗ trợ sinh kế đã có 5.015 lượt NKT được hỗ trợ học nghề, 334 gia đình được hỗ trợ sản xuất rau sạch, thức ăn chăn nuôi, trồng dược liệu, chế biến nông sản…, 2.483 NKT thuộc hộ nghèo được hỗ trợ sản xuất kinh doanh dịch vụ cắt tóc, may, sửa chữa điện tử, điện thoại, hàng tạp hóa... Hỗ trợ vốn chăn nuôi với 1.270 con bò sinh sản, 668 con lợn (heo), 12.848 con gà, vịt.
Ngoài ra, Trung ương Hội và các tổ chức thành viên, các tổ chức, cá nhân hảo tâm thông qua tổ chức Hội đã hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, các hoạt động tuyên truyền, các dịch vụ y tế (phẫu thuật chỉnh hình, phẫu thuật mắt, mua thẻ Bảo hiểm y tế, cung cấp máy trợ thính…), tặng sổ tiết kiệm, quà, quần áo, lương thực, hỗ trợ tiền điện, trợ cấp khó khăn, đỡ đầu trẻ mồ côi, cho vay vốn… cho hàng trăm nghìn lượt NKT, TMC, bệnh nhân nghèo ở các xã xây dựng nông thôn mới.
Kinh phí thực hiện bao gồm tiền, hiện vật đạt 217,5 tỷ đồng. Trong đó, Ngân sách nhà nước 40,9 tỷ đồng (chiếm 18,8%), từ quỹ Hội các cấp 55,9 tỷ đồng (chiếm 25,7%), tài trợ trực tiếp của tổ chức, cá nhân 57,7 tỷ đồng (chiếm 26,5%), đóng góp của gia đình, dòng họ 63 tỷ đồng (29%).
Hình thành các mô hình trợ giúp hiệu quả
Có thể nói, những kết quả hoạt động của Hội đã tác động mạnh mẽ đến đời sống vật chất, tinh thần của NKT, TMC tại các xã xây dựng NTM trên cả hai lĩnh vực xã hội và kinh tế.
Về xã hội, NKT, TMC có được điều kiện sinh hoạt thuận tiện, vượt qua mặc cảm, khó khăn, hạn chế vì sức khỏe, tự lực tốt hơn trong lao động, học tập, gia đình có thêm thời gian yên tâm làm việc, lao động. Giúp NKT, TMC tăng niềm tin ở khả năng của mình, giảm lệ thuộc, trông chờ vào gia đình, nhà nước và xã hội, tự hào được tham gia và thụ hưởng thành quả của NTM, hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng. Góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể trong việc trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan đến một bộ phận công dân khó khăn, thiệt thòi trong địa bàn xã. Khơi dậy tấm lòng nhân ái, chung tay đùm bọc, giúp đỡ của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, của bà con lối xóm, họ hàng dòng tộc đối với NKT, TMC, tạo sự gắn kết cộng đồng, gắn bó tình làng, nghĩa xóm. Hoạt động Hội cũng góp phần thực hiện một số tiêu chí xây dựng NTM đối với NKT, TMC như tiêu chí về nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo, lao động, việc làm, giáo dục, môi trường, an ninh, trật tự xã hội.
Kiểm tra chất lượng giống vật nuôi tại Phú Yên
Về kinh tế, việc hỗ trợ sinh kế cho NKT, TMC tại xã xây dựng NTM đã tập trung trợ giúp những hộ gia đình nghèo, khó khăn nhất tiếp cận được các nguồn lực, có khả năng vươn lên, thoát nghèo. Qua kiểm tra, đánh giá 2.390 hộ gia đình NKT nghèo được hỗ trợ sinh kế, đã có 1.205/2.390 hộ NKT thoát nghèo, bằng 50,39%.
Cũng qua việc triển khai chương trình, một số mô hình hỗ trợ hiệu quả đã được hình thành và phát huy vai trò trong việc hỗ trợ NKT, TMC như mô hình “Hỗ trợ cải thiện sinh hoạt và sinh kế đối với NKT, TMC thực hiện đồng bộ: bản thân, gia đình và cộng đồng”. Mô hình này đã được xây dựng và thí điểm trong 03 năm (2008 - 2010) tại 22 xã, sau đó được áp dụng thí điểm ở 38 xã thí điểm xây dựng NTM năm 2011. Từ thực tiễn này, Hội được Bộ LĐ-TB&XH giao đề tài “Nghiên cứu mô hình hỗ trợ sinh kế cho NKT tại cộng đồng”, từ đó hình thành chương trình “Hỗ trợ sinh kế cho NKT tại xã xây dựng NTM”. Mô hình “Đường tiếp cận cho NKT trên địa bàn xã”. Mô hình được thí điểm từ 2 xã xây dựng NTM là xã Cẩm Thành và Cẩm Lĩnh huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đến nay đã được triển khai thực hiện trong các tổ chức thành viên của Hội thông qua chương trình “Xe lăn và đường tiếp cận cho NKT”.
Những kiến nghị, đề xuất
NKT chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số với gần 7 triệu người, phần lớn sống ở nông thôn( gần 80%), trình độ văn hóa thấp, số đông thuộc hộ nghèo, cận nghèo cả về điều kiện sinh hoạt và đời sống vật chất. Chương trình xây dựng NTM đối với người NKT và gia đình họ thực sự cần thiết và góp phần tích cực thay đổi đời sống của họ. Để phát huy hơn nữa hiệu quả và mở rộng chương trình, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung vào Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2011 - 2020 (theo Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012) hoạt động: trợ giúp NKT tiếp cận các Chương trình MTQG giảm nghèo và xây dựng NTM.
Ban Chỉ đạo xây dựng NTM Trung ương và cấp tỉnh, cấp huyện, Ban Quản lý xây dựng NTM xã quan tâm chỉ đạo và thực hiện các nội dung của Chương trình MTQG về xây dựng NTM và các tiêu chí về xây dựng NTM phù hợp với quy định của pháp luật về NKT. Nhà nước dành kinh phí bảo đảm xã hội hỗ trợ NKT, gia đình NKT thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các xã xây dựng NTM và giao cho Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam một số nhiệm vụ hỗ trợ NKT, TMC gắn với tiêu chí xây dựng NTM phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội.
Nguồn: Tạp chí Người Bảo Trợ
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Hôm nay bầu Bộ Chính trị, Tổng bí thư khoá mới - 27/01/2016 05:32
- Danh sách Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng - 27/01/2016 05:21
- Người khuyết tật giúp ta hiểu thêm về ý nghĩa cuộc sống - 20/01/2016 08:13
- Phiên trù bị Đại hội XII diễn ra thành công - 20/01/2016 08:03
- Chủ động, sáng tạo vận động ủng hộ Quỹ và các hoạt động bảo trợ - 20/01/2016 06:16
Các tin khác
- Liên hoan ẩm thực “Cộng đồng ASEAN với bạn bè quốc tế” - 22/12/2015 04:38
- Thông báo về Tổ chức Hội nghị biểu dương NKT, TMC và NBT tiêu biểu toàn quốc lần thứ V năm 2016 - 18/12/2015 04:27
- Lễ ra mắt Ủy ban Quốc gia APEC 2017 - 23/07/2015 04:23
- Tập huấn truyền thông dựa trên quyền và hòa nhập xã hội của trẻ khuyết tật - 17/07/2015 09:10
- Thẩm định quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2025 - 03/07/2015 07:27