- Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
- 8 thực phẩm tốt nhất giúp giảm cơn đau khớp khi trời lạnh
- Bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình đối với 4 loại phương tiện từ 1/1/2025
- Thiệt hại do lừa đảo trực tuyến ước tính 18.900 tỷ đồng năm 2024
- Ba màu tem kiểm định xe áp dụng từ năm 2025
- 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024
- Toàn văn kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ
Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Vừa qua, Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTB&XH) phối hợp với UNICEF tổ chức tập huấn truyền thông tiếp cận dựa trên quyền và hòa nhập xã hội của trẻ khuyết tật nhằm phổ biến, nâng cao nhận thức và thúc dẩy thực hiện các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền của người khuyết tật. Qua đó góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách, hiện thực hóa quyền của người khuyết tật.
Toàn cảnh buổi tập huấn
Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Lê Tuyết Nhung – Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội cho biết, trong thời gian qua, công tác hỗ trợ và trợ giúp cho người khuyết tật trên cả nước đã có nhiều chuyển biến tích cực mà cụ thể là nhận thức, đời sống, và nhu cầu của người khuyết tật đã có nhiều chuyển biến, và cụ thể hóa thông qua các văn bản liên quan đến quyền và công tác chăm sóc người khuyết tật. Năm 2010 Luật người khuyết tật được Quốc hội thông qua và chính thức được ban hành ban hành. Đặc biệt, đến tháng 11 năm 2014, Việt Nam chính thức phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật.... Dù vậy, người khuyết tật vẫn đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ công như giao thông, y tế, giáo dục … mà cụ thể là tiếp cận tại các công trình công cộng, trường học, bệnh viện. Và điều đặc biệt là người khuyết tật vẫn chưa được tạo điều kiện tối đa cũng như tạo các cơ hội đề phát huy hết khả năng, dẫn tới đời sống của trẻ em và người khuyết tật vẫn khó khăn. Vì thế việc thực hiện quyền của người khuyết tật vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Đồng thời Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội Lê Tuyết Nhung cũng nhấn mạnh “công tác truyền thông là những can thiệp quan trọng góp phần thúc đẩy nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, huy động sự tham gia của cộng đồng và của cả gia đình người khuyết tật. Từ đó, thúc đẩy các cơ quan ban ngành vào cuộc trong quá trình thực hiện luật này, tạo ra sự thay đổi nhận thức của tất cả các bên”.
Tại buổi tập huấn bà Nguyễn Thị Y Duyên, đại diện Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF cho biết: “Quyền là một đối tượng nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm. Trong đó, người có trách nhiệm thực hiên quyền để trẻ em được hưởng thụ quyền là cha mẹ, cộng đồng và các nhà chức trách”. Trong những năm qua UNICEF đã phối hợp thực hiện nhiều hoạt động liên quan đến vận động phê chuẩn công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật, xây dựng khung truyền thông về quyền của người khuyết tật. Đây là một trong những hoạt động liên quan đến truyền thông về quyền của trẻ em khuyết tật đầu tiên mà UNICEF phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH thực hiện.
Học viên tại buổi tập huấn phát biểu
Trong chương trình tập huấn, phóng viên, cộng tác viên của các cơ quan báo chí được chuyên viên của Quỹ nhi đồng Liên hơp quốc UNICEF và nhà báo, chuyên gia cao cấp, nguyên Trưởng ban Thanh thiếu nhi Đài tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thị Lan Minh giới thiệu cách thức tiếp cận trẻ em nói chung trẻ em khuyết tật nói riêng dựa trên quyền và trao đổi công tác truyền thông về trẻ em cùng tìm ra phương cách tốt nhất để bảo vệ quyền trẻ em và giúp trẻ em đóng vai trò nhất định trong công tác truyền thông đại chúng. Các giảng viên cũng nhấn mạnh trong truyền thông trước tiên và trước hết, trẻ em phải được tôn trọng như là một người bình thường mặc dù trẻ có thể là người phụ thuộc, cả tin và dễ bị bóc lột hoặc lạm dụng…Bằng cách tạo ra cơ hội cho trẻ bày tỏ tâm tư, nguyện vọng về những hy vọng và e ngại, thành công, tác động của hành vi của người lớn đối với cuộc sống của trẻ em hơn là mô tả trẻ em là “nạn nhân thầm lặng”. Thông qua các phương tiện truyền thông, trẻ em có ảnh hưởng tới các quyết định được thực hiện nhân danh các em.
Cũng trong chương trình tập huấn các học viên cũng được đi thực tế tại các gia đình có trẻ khuyết tật nhằm tìm hiểu thông tin và thực hành các kỹ năng tiếp cận, phỏng vấn trẻ em theo cách dựa trên quyền và nguyện vọng của trẻ.
Nguồn: Tạp chí Người Bảo Trợ
Tin mới
- Chủ động, sáng tạo vận động ủng hộ Quỹ và các hoạt động bảo trợ - 20/01/2016 06:16
- Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam: Góp phần tích cực đảm bảo an sinh xã hội cho NKT, TMC tại xã xây dựng nông thôn mới - 08/01/2016 03:43
- Liên hoan ẩm thực “Cộng đồng ASEAN với bạn bè quốc tế” - 22/12/2015 04:38
- Thông báo về Tổ chức Hội nghị biểu dương NKT, TMC và NBT tiêu biểu toàn quốc lần thứ V năm 2016 - 18/12/2015 04:27
- Lễ ra mắt Ủy ban Quốc gia APEC 2017 - 23/07/2015 04:23
Các tin khác
- Thẩm định quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2025 - 03/07/2015 07:27
- Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2015 - 03/07/2015 07:21
- Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền tham dự chương trình "Thắp sáng những ước mơ" lần 2 - 01/07/2015 03:25
- Quyết liệt phòng, chống dịch Mers-CoV đối với lao động làm việc ở nước ngoài - 09/06/2015 04:05
- Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo - 05/06/2015 03:48