Quảng Trị: Gấp rút hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ

Hiện tại các khu vực ngập lụt nặng nhất là các xã Vĩnh Long, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thủy, (huyện Vĩnh Linh), chính quyền đang gấp...
Thứ sáu, 18 Tháng 12 2015 11:27
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
 
  

Số: 4976/LĐTBXH-VP

V/v: Tổ chức Hội nghị biểu dương NKT,

     TMC và NBT tiêu biểu toàn quốc

     lần thứ V năm 2016

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
  

     Hà Nội, ngày 4 tháng 12 năm 2015

Kính gửi: Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Nhân kỷ niệm Ngày người khuyết tật Việt Nam 18/4/2016;

Căn cứ ý kiến của Bộ Tài chính về việc nhất trí Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ V năm 2016 (văn bản số 10000/BTC-HCSN ngày 22 tháng 7 năm 2015);

         Căn cứ Quyết định số 492/QĐ-HBT ngày 20 tháng 11 năm 2015 của Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ V năm 2016 tại Thủ đô Hà Nội.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo về việc tổ chức Hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ V, như sau:

          I. Thời gian Hội nghị: tháng 4/2016 (03 ngày)

          II. Địa điểm Hội nghị: Thành phố Hà Nội

          III. Thành phần đại biểu tham dự Hội nghị:

          Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm:

     1. 01 lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

     2. 01 lãnh đạo tỉnh, thành Hội thuộc tổ chức thành viên của Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam;

   3. 01 cán bộ phục vụ đoàn;

     4. Đại biểu người khuyết tật, trẻ mồ côi, người bảo trợ tiêu biểu (thành phần, số lượng đại biểu theo bản đính kèm thông báo này).

          IV. Điều kiện, tiêu chí lựa chọn đại biểu

          1. Đối với người khuyết tật:

          - Về thành tích: Vượt lên những bất lợi bởi sự khuyết tật, khắc phục khó khăn, đạt thành tích xuất sắc trên một hoặc nhiều lĩnh vực như:

        + Lao động sản xuất: thoát nghèo, làm giàu chính đáng, tạo việc làm cho người khác…;

+ Học tập: đạt lực học từ trung bình khá trở lên;

+ Thể thao: đạt thành tích thể thao trong nước, quốc tế;

+ Văn hóa, xã hội;

+ Công nghệ thông tin;

+ Xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, con cái học giỏi, trưởng thành;

+ Lĩnh vực khác;

          - Về khả năng tự phục vụ: Người khuyết tật có thể tự di chuyển bằng phương tiện trợ giúp và thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cá nhân (ăn, vệ sinh…).

          2. Đối với trẻ mồ côi:

          - Là học sinh, sinh viên đang học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học tiêu biểu vượt khó có thành tích học lực từ trung bình khá trở lên;

          - Được nhà trường quan tâm, tạo điều kiện đi dự Hội nghị.

          3. Đối với người bảo trợ:

          - Là cá nhân hoặc đại diện tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở trong nước hoặc nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, có nhiều đóng góp trong hoạt động xã hội từ thiện cho những người có hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi, đặc biệt là NKT, TMC của Việt Nam. Đóng góp có thể bằng tiền, hiện vật hoặc công sức như: dạy tình nguyện, tạo việc làm, tư vấn miễn phí, trang bị kiến thức, kết nối nhà tài trợ, chăm sóc nuôi dưỡng, công tác xã hội….

          4. Một số vấn đề cần lưu ý

          - Về điển hình mới: Lựa chọn, phát hiện đại biểu, điển hình có thành tích xuất sắc trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2015. Những đại biểu đã từng tham dự Hội nghị biểu dương NKT, TMC và NBT tiêu biểu toàn quốc, nhưng 3 năm qua tiếp tục phát huy, có thành tích thực sự nổi trội, xuất sắc, vẫn có thể được lựa chọn tham dự Hội nghị lần này.

          - Về đối tượng ưu tiên: Đề nghị các đoàn nên quan tâm phát hiện, lựa chọn các đại biểu:

          + Người dân tộc thiểu số, tôn giáo;

          + NKT, TMC đã có thành tích được công nhận cấp quốc gia, quốc tế như: đại biểu dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc; 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc; đạt giải thưởng, huy chương tại các cuộc thi, hội thi quốc gia, quốc tế; có sản phẩm được cấp bằng sáng chế; đạt danh hiệu do tổ chức quốc tế phong tặng…;

          + Phụ nữ khuyết tật;

          + NKT là tri thức, làm việc trong cơ quan nhà nước, làm quản lý, lãnh đạo, kinh doanh giỏi….

          V. Một số vấn đề về chỉ đạo, tổ chức thực hiện

          1. Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chính sách của Nhà nước đối với NKT, TMC; ca ngợi biểu dương thành tích của NKT, TMC và những tấm lòng nhân ái trong cộng đồng.

          2. Thông qua Hội nghị gặp mặt, biểu dương cấp tỉnh, thành phố; phối hợp với tổ chức của NKT, tổ chức vì NKT ở địa phương, các cấp chính quyền, đoàn thể, nhà trường… để phát hiện, lựa chọn đại biểu tiêu biểu.

          3. Tổ chức đoàn đại biểu của tỉnh, thành phố dự Hội nghị, phân công trưởng đoàn, cán bộ phục vụ đoàn.

          4. Lập Hồ sơ đại biểu dự Hội nghị gồm:

          - Công văn của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan được ủy quyền về việc tổ chức đoàn đại biểu dự Hội nghị, kèm danh sách trích ngang thành phần dự Hội nghị (theo mẫu 1 đính kèm).

          - Báo cáo thành tích của từng đại biểu dự Hội nghị (có xác nhận của UBND cấp xã hoặc cơ quan, đơn vị, nhà trường). Báo cáo dài không quá 2000 từ, có đầy đủ thông tin cơ bản (theo mẫu 2, mẫu 3 đính kèm).

          - Tờ trình đề nghị khen thưởng: căn cứ thành tích của đại biểu và đối tượng cụ thể, địa phương đề nghị xét tặng Bằng khen của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bằng khen của Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam hoặc hình thức cao hơn (nếu có). Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét khen thưởng theo quy định hiện hành.

          VI. Thời gian, địa chỉ gửi hồ sơ đại biểu

          - Hồ sơ đại biểu dự Hội nghị xin gửi về Ban tổ chức trước ngày 01 tháng 02 năm 2016 theo địa chỉ:

Văn phòng, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam, số 2 Ngô Thì Nhậm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Ngoài phong bì ghi rõ “Hồ sơ đại biểu dự Hội nghị”).

          - Thời gian Hội nghị, địa điểm, công văn triệu tập, lịch trình các hoạt động… Ban tổ chức sẽ gửi thông báo cụ thể sau.

          - Thông tin liên hệ Ban Tổ chức Hội nghị:

          + Bà Nguyễn Thanh Thúy - Phó Chánh Văn phòng, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam, số 2 Ngô Thì Nhậm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, (ĐT: 04.38263026 - 0912.001950, fax:04.38225841, email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ). Ban tổ chức đề nghị gửi báo cáo thành tích của đại biểu đồng thời qua email để thuận tiện cho công tác biên soạn kỷ yếu Hội nghị.

+ Ông Lưu Hồng Sơn - Phó Chánh Văn phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số 12 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: 04.39362913 - 0913214218.

          VII. Chế độ Hội nghị

          1. Đối với đại biểu không hưởng lương từ ngân sách nhà nước: Ban Tổ chức Hội nghị đảm bảo các chế độ ăn, nghỉ trong thời gian Hội nghị.

          2. Đối với đại biểu có hưởng lương từ ngân sách nhà nước: Thực hiện theo quy định hiện hành.

          3. Phương tiện đưa đại biểu về dự Hội nghị và trở về địa phương: Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố sắp xếp, tạo điều kiện thuận lợi cho các đại biểu.

Hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ V có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rất mong được Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo, góp phần cho công tác chuẩn bị Hội nghị thành công tốt đẹp.

     Xin trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận:                                                                      

- Như trên;                                                                                                        

- Ban TT UBTWMTTQVN;

- Ban Dân vận TW;                        

- Ban Tuyên giáo TW;  

- VP Chính phủ;              

- Các Bộ: Tài chính, Nội vụ, Thông tin

và truyền thông, Giáo dục và Đào tạo;

- Bộ trưởng (để b/c);

- Hội Bảo trợ NTT&TMC VN;

- Các thành viên BTC Hội nghị;

- Các Sở LĐTB&XH các tỉnh, TP;

- Các tỉnh, thành Hội;

- Lưu VT.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đã ký

Nguyễn Trọng Đàm

PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC

BAN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ

 

IMG 2214

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại Hội nghị biểu dương lần thứ IV năm 2013

Mẫu 1:

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

DANH SÁCH THÀNH PHẦN, ĐẠI BIỂU THAM DỰ

HỘI NGHỊ BIỂU DƯƠNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT, TRẺ MỒ CÔI VÀ NGƯỜI BẢO TRỢ

TIÊU BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ V NĂM 2016

(Kèm theo văn bản số                 ngày       tháng      năm         về việc tổ chức đoàn đại biểu dự Hội nghị)

  1. Thành phần đại biểu

TT

Họ và tên

Năm sinh

Dân tộc

Tôn giáo

Đối tượng

(NKT, TMC, NBT)

Đơn vị, địa chỉ, điện thoại

Tóm tắt thành tích

NKT dùng xe lăn

Đề nghị tặng

bằng khen

Nam

Nữ

      

Bộ LĐTBXH

TW Hội

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

1

           

2

           

3

           

4

           

5

           

6

           
            
            

Ghi chú:

- Cột (2): Ghi họ tên đại biểu theo CMND hoặc giấy khai sinh.

- Cột (7): Ghi NKT hoặc TMC hoặc NBT tương ứng đối với đại biểu là người khuyết tật, trẻ mồ côi, người bảo trợ.

- Cột (8): Ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ, điện thoại của đại biểu. Đối với học sinh ghi rõ lớp, trường. Đối với đại biểu tôn giáo ghi rõ tên Chùa, nhà thờ…

- Cột (9): Tóm tắt khoảng 3-5 câu nêu thành tích xuất sắc nhất của đại biểu.

- Cột (10): Đề nghị đánh dấu (x) đối với đại biểu NKT di chuyển bằng xe lăn.

- Cột (11), (12): Đề nghị đánh dấu (x) vào ô tương ứng đối với đại biểu có đề nghị khen thưởng bằng khen của Bộ LĐTBXH hoặc bằng khen của Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam.

  1. Thành phần cán bộ

TT

Họ và tên

Chức vụ

Giới tính

Đơn vị

Trưởng đoàn

Phục vụ đoàn

Điện thoại

1

 

Lãnh đạo Sở

     

2

 

Lãnh đạo Hội

     

3

 

Cán bộ

     

4

 

Lái xe

     
        

Ghi chú:

- Xin vui lòng cung cấp đầy đủ thông tin về cán bộ trong đoàn, bao gồm cả lái xe (nếu có). Đề nghị đánh dấu (x) vào ô tương ứng đối với lãnh đạo, cán bộ được giao nhiệm vụ Trưởng đoàn, phục vụ đoàn.

 

……. Ngày….. tháng….. năm 2016  

                                                                                                                       Người lập danh sách

                                                                                                                        (ký, họ tên)

 

 

 

 

Mẫu 2 (dành cho cá nhân):

 

Báo cáo thành tích cá nhân

 

1) Thông tin cá nhân:

 

Họ và tên:

 

Năm sinh:

 

Dân tộc:

 

Tôn giáo:

 

Đối tượng (NKT, TMC, NBT):

 

Dạng tật (đối với NKT):

 

Trường, lớp (đối với học sinh, sinh viên):

 

Địa chỉ:  

 

Điện thoại (nếu có):

 

2) Thành tích:

 

Bài viết văn dài từ 700 đến 2000 chữ, nêu bật thành tích của cá nhân, bao gồm những nội dung chính:

 

-         Hoàn cảnh:

 

-         Những khó khăn đã gặp phải và nỗ lực vượt qua như thế nào:

 

-         Thành tích đã đạt được:

 

-         Ước mơ, dự định tương lai:

 

-         Ý kiến đề xuất:

 

3) Một số vấn đề lưu ý:

 

- Báo cáo thành tích do đại biểu tự viết, có sự hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thầy cô giáo, cán bộ Hội. Đại biểu người khiếm thị xin vui lòng gửi bản chữ đen (đánh máy hoặc nhờ người sáng chép hộ), không gửi bản chữ nổi.

 

- Thành tích và những thông tin thể hiện qua báo cáo phải đảm bảo tính chính xác, khách quan. Đây là cơ sở để Ban tổ chức lựa chọn đại biểu đọc báo cáo điển hình tại Hội nghị và tham gia giao lưu tại chương trình “Một trái tim – Một thế giới” lần thứ 13 năm 2016. Báo cáo thành tích của đại biểu sẽ được đăng tải trong cuốn Kỷ yếu Hội nghị, đồng thời là thông tin cho các cơ quan báo chí tuyên truyền. Vì vậy, báo cáo cần có sự đầu tư, viết chân thành, có chi tiết xúc động, làm nổi bật thành tích xuất sắc của đại biểu.

 

Xác nhận của đơn vị

(ký tên, đóng dấu)

Ngày         tháng       năm

Người viết báo cáo

(ký, họ tên)

 

 

 

Mẫu 3 (dành cho đại biểu người bảo trợ là tập thể):

 

Báo cáo thành tích tập thể

 

1) Thông tin đơn vị:

 

Tên đơn vị:

 

Ngày thành lập:

 

Đối tượng:           Người bảo trợ

 

Địa chỉ:  

 

Lĩnh vực hoạt động:

 

Người đại diện đơn vị tham dự Hội nghị:

 

Chức vụ:

 

Điện thoại:

 

2) Thành tích:

 

Bài viết văn dài từ 700 đến 2000 chữ, nêu bật thành tích của đơn vị, bao gồm những nội dung chính:

 

-         Thông tin ngắn về đơn vị, mục tiêu, sứ mệnh, chiến lược, nội dung hoạt động….

 

-         Thành tích hoạt động chung trong 3 năm gần đây:

 

-         Thành tích trong lĩnh vực xã hội từ thiện:

 

-         Phương hướng phát triển trong những năm tới:

 

-         Ý kiến đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động xã hội từ thiện:

 

3) Một số vấn đề lưu ý:

 

- Thành tích và những thông tin thể hiện qua báo cáo phải đảm bảo tính chính xác, khách quan. Đây là cơ sở để Ban tổ chức lựa chọn đại biểu đọc báo cáo điển hình tại Hội nghị và tham gia giao lưu tại chương trình “Một trái tim – Một thế giới” lần thứ 13 năm 2016. Báo cáo thành tích của đại biểu sẽ được đăng tải trong cuốn Kỷ yếu Hội nghị, đồng thời là thông tin cho các cơ quan báo chí tuyên truyền. Vì vậy, báo cáo cần có sự đầu tư, viết chân thành, có chi tiết xúc động, làm nổi bật thành tích xuất sắc của đại biểu.

 

Xác nhận của đơn vị có thẩm quyền (Sở hoặc Hội)

(ký tên, đóng dấu)

       Ngày         tháng       năm

             Đơn vị viết báo cáo

           (ký, đóng dấu)

 

 

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi