Theo báo cáo của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), đến 25/8, tín dụng nền kinh tế tăng 9,54% so với cuối năm 2014 (thời điểm này năm 2014, tín dụng tăng 4,33%).
Kết quả cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên cụ thể: Dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn của các tổ chức tín dụng (không bao gồm dư nợ cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam) đến cuối tháng 8/2015 ước đạt 811.638 tỷ đồng, tăng 9% so với 31/12/2014.
Dư nợ cho vay đối với 4 lĩnh vực ưu tiên còn lại tính đến cuối tháng 6/2015: Cho vay lĩnh vực xuất khẩu đạt 184.596 tỷ đồng, tăng 4,99%; cho vay lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 25.614 tỷ đồng, tăng 29,12%; lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đạt 110.620 tỷ đồng, tăng 3,2% và doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 976.729 tỷ đồng, tăng 4,07% so với cuối năm 2014.
Đến 25/8, tín dụng nền kinh tế tăng 9,54% so với cuối năm 2014.
Hồi đầu năm, ngành ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 13 - 15%, rồi sau đó điều chỉnh lên 15 - 17%. Nhiều chuyên gia dự báo với đà tăng trưởng hiện nay thì tín dụng cả năm chắc chắn sẽ vượt cả con số 17%. Thông thường tín dụng của các ngân hàng sẽ "chạy" nhanh trong các tháng của quý 4.
Còn nhớ, tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015 diễn ra ngày 24/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, trong trường hợp cần thiết Ngân hàng Nhà nước có thể điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lên 17%.
Cùng với việc tăng trưởng tín dụng, các giải pháp tín dụng sẽ được triển khai nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư tín dụng vào các lĩnh vực dễ dẫn tới hiện tượng đầu cơ, gây bất ổn thị trường.
Thống đốc cho rằng, mặt bằng lãi suất hiện đang ở mức hợp lý, thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại tiếp tục được duy trì tốt. Lãi suất huy động giảm từ 0,2-0,5%/năm, chủ yếu ở các kỳ hạn dài trên 6 tháng, tạo điều kiện hỗ trợ cho việc giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn.
Theo đánh giá từ Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, 8 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đã tốt hơn, khu vực doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn phần nào giúp khoản mục "lãi dự thu" của các ngân hàng thương mại cũng giảm nhẹ (-4,2%) so với cùng kỳ 2014.
Hiện tại, khả năng thanh khoản của khu vực ngân hàng khá tốt, tỷ lệ LDR (cho vay/huy động) duy trì ở mức dưới 80%; với huy động và tín dụng ngoại tệ, LDR cũng ở mức dưới 85%. Những tỷ lệ này nằm trong giới hạn an toàn về thanh khoản.
Mặc dù tăng trưởng tín dụng khá, hệ số NIM (tỷ lệ lãi cận biên) tăng nhẹ, nhưng do trích lập dự phòng rủi ro tăng khiến khả năng sinh lời của khối ngân hàng thương mại giảm.
Theo Dân trí
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Xuất khẩu nông sản tiếp tục sụt giảm - 06/09/2015 09:13
- Doanh nghiệp nợ thuế có thể được xoá tiền phạt - 06/09/2015 09:08
- Bộ Giao thông yêu cầu giảm cước vận tải trước 30/9 - 06/09/2015 05:02
- Phụ huynh 'choáng' vì bảo hiểm y tế học sinh hơn 500.000 đồng - 05/09/2015 07:08
- Giá vàng giảm 2 tuần liên tiếp - 05/09/2015 03:09
Các tin khác
- Cây đổ ở trung tâm Sài Gòn, nhiều người bị thương - 05/09/2015 02:55
- Dự án giao thông nghìn tỷ “né” cây Đa trăm tuổi - 05/09/2015 02:13
- Bé 8 tháng tuổi ở Sài Gòn bị bồn nước đè tử vong - 05/09/2015 00:42
- Tháng 12 năm nay thủy điện Lai Châu phát điện tổ máy số 1 - 05/09/2015 00:40
- Hôm nay, học sinh cả nước dự Lễ Khai giảng năm học mới - 05/09/2015 00:31