Cùng với những điểm chung, lễ Vu Lan ở mỗi nước có những nét khác biệt mang màu sắc văn hóa riêng.
Ngày Lễ Vu lan bắt nguồn từ sự tích Ngài Mục Kiền Liên, 1 trong 10 vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca, đã cứu mẹ ra khỏi kiếp ngạ quỷ.
Theo kinh Vu lan thì ngày xưa, Ngài Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông.
Mẹ ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm.
Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sinh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ.
Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng 1 tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.
Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: 'Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu.
Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp 10 phương mới mong giải cứu được. Ngày Rằm tháng 7 (tức ngày 15/7 Âm lịch) là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó'.
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: Chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này. Từ đó, ngày Lễ Vu lan ra đời.
Ngày này, Lễ Vu lan được biết đến như là ngày lễ 'Xá tội vong nhân' hay là ngày 'Báo hiếu', phổ biến ở các nước châu Á như Việt Nam, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Việt Nam
Điểm đặc biệt của lễ Vu Lan ở Việt Nam và các nước châu Á
Với người dân Việt Nam, từ lâu, Lễ Vu lan đã thành ngày trọng đại không thể thiếu trong hệ thống các hoạt động văn hoá tâm linh.
Cùng với việc tụng kinh, cầu nguyện, tổ chức Đại lễ cầu siêu... có 1 nghi lễ rất đặc biệt, hầu như chỉ có người Việt tổ chức trong ngày Vu lan đó là nghi thức cài hoa hồng.
Việc cài hoa hồng này được cử hành khoảng 50 năm trở lại đây nhưng đã tạo ấn tượng sâu sắc và vô cùng cảm động trong lòng người tham gia.
Thông qua lễ cài hoa hồng này, có không ít người đã hồi tâm tỉnh giác, trở nên hiếu thảo với cha mẹ hơn, sống tốt hơn.
Nhật Bản
Điểm đặc biệt của lễ Vu Lan ở Việt Nam và các nước châu Á
Ở Nhật Bản, lễ hội Vu lan được gọi là lễ hội Urabon-e hay là lễ hội Obon hoặc đơn giản chỉ gọi là lễ hội Bon. Lễ hội Obon được tổ chức ở Nhật Bản đã hơn 500 năm nay.
Lễ Obon ở Nhật Bản thường được tổ chức trong 3 ngày có khi được kéo dài cả tuần nên được gọi là Tuần lễ Obon.
Ngày đầu tiên là ngày đón mừng lễ hội, ngày cuối cùng được xem là ngày tạm biệt lễ hội bằng cách thả đèn lồng để tiễn đưa linh hồn người chết về với âm gian.
Mặc dù lễ hội Obon lúc đầu được tổ chức với ý nghĩa là để dâng phẩm vật lên linh hồn của tổ tiên, ông bà đã quá cố, dần dần lễ hội này trở thành một sự kiện thường niên; bên cạnh việc dâng phẩm vật cho tổ tiên, ông bà, lễ Obon còn là dịp để mọi người tặng quà người thân, bạn bè và cả những ân nhân, những người cấp trên.
Đặc biệt, tham gia lễ hội Obon ở Nhật Bản, du khách sẽ được chiêm ngưỡng điệu múa Bon Odori không thể thiếu vào dịp này.
Malaysia
Điểm đặc biệt của lễ Vu Lan ở Việt Nam và các nước châu Á
Ở Malaysia, ngày Lễ Vu lan còn gọi là Ngày Tổ tiên hay là Lễ hội tháng 7. Bên cạnh những việc làm thể hiện tinh thần hiếu đạo của người Á châu trong mùa Vu lan như:
Thăm viếng lăng mộ, tảo mộ, dâng cúng phẩm vật cho người thân đã quá cố, cúng dường Tam bảo để hồi hướng công đức cho ông bà, cha mẹ, người ta còn tổ chức nhiều sinh hoạt tôn giáo, văn hóa mang những sắc thái riêng của quốc gia này.
Theo phong tục của người Malaysia, vào ngày Lễ Vu lan, người dân nghỉ làm tất cả các công việc đồng áng và cử hành nghi thức siêu độ vong linh.
Trung Quốc
Điểm đặc biệt của lễ Vu Lan ở Việt Nam và các nước châu Á
Theo phong tục, mỗi khi đến mùa Vu Lan, người Trung Quốc thường đi thăm viếng phần mộ của người quá cố và sửa sang, quét dọn lăng mộ. Họ cúng thực phẩm và giấy tiền, vàng mã cho những người đã khuất.
Giống với quan niệm của người Việt, họ đốt giấy tiền, vãng mã để cúng cho người quá cố và tin rằng khi đốt những đồ hàng mã thì linh hồn người mất sẽ nhận được, nhờ vậy mà các vong linh ấy đỡ khổ, đỡ vất vả đồng thời không quấy rầy đến công việc làm ăn, sinh sống của người còn sống, ngược lại còn phù hộ cho người sống được ăn nên làm ra.
Trong ngày Lễ Vu lan, chư Tăng thường tổ chức các buổi lễ cầu nguyện cho người đã quá cố.
Những khóa lễ đặc biệt được tổ chức ở các chùa suốt cả ngày lẫn đêm trong mùa Vu Lan để cầu nguyện cho các vong linh đã quá vãng, cho những vong hồn đang bị đói khát dày vò nơi cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ được ấm no, an lành.
Theo Báo Đất Việt
Tin mới
- Sập mỏ đá, 3 công nhân thương vong - 28/08/2015 09:30
- Sân bay Pleiku hoạt động trở lại từ 1/9 - 28/08/2015 08:43
- Giá dầu tăng mạnh nhất 6 năm - 28/08/2015 03:38
- Vàng SJC tăng giá, đôla tiếp tục hạ nhiệt - 28/08/2015 03:30
- Toàn cảnh đợt đặc xá lớn nhất với 18.000 phạm nhân Quốc khánh 2/9 - 28/08/2015 02:43
Các tin khác
- Cảnh báo mưa cực lớn vào cuối tuần và dịp Quốc khánh - 28/08/2015 02:20
- Xe băng chuyền đụng máy bay ở Tân Sơn Nhất - 28/08/2015 01:25
- 8 người thoát khỏi đám cháy trong nhà cao tầng - 28/08/2015 01:22
- Lương tối thiểu Việt Nam quá cao? - 28/08/2015 01:07
- Đặt vé tàu hỏa như đặt vé máy bay từ 1/9 - 28/08/2015 00:57