Từ ngày 1/2, Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Nội Bài chính thức triển khai áp dụng mô hình ra quyết định (A-CDM) giai đoạn 1 sau khi được Cục hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) chấp thuận.
Trung tâm AOCC nơi kết nối các mắt xích qua A-CDM portal để cùng chia sẻ nền tảng dữ liệu chung.
Sau thành công của việc triển khai thử nghiệm khai thác thực tế mô hình ra quyết định A-CDM tại Cảng HKQT Nội Bài lần 2 từ ngày 25/7/2023 đến ngày 31/10/2023 với tổng số gần 28 ngàn lượt chuyến bay trong khung giờ áp dụng A-CDM cất hạ cánh an toàn, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành Quyết định chấp thuận triển khai áp dụng chính thức mô hình A-CDM giai đoạn 1 từ ngày 1/2 cho tất cả chuyến bay nội địa và quốc tế đi/đến qua Cảng.
Tiết kiệm thời gian, giảm lượng khí CO2 ra môi trường
Trong 2 lần thử nghiệm thực tế, mô hình A-CDM tại Cảng HKQT Nội Bài đã được áp dụng trong nhiều tình huống và điều kiện khai thác nhau từ điều kiện khai thác bình thường cho đến các tình huống bất thường (tàu bay bị trục trặc kỹ thuật, phục vụ chuyến bay VIP, điều kiện khai thác trong tầm nhìn hạn chế…) do đó có nhiều chỉ tiêu đã được lượng hóa để tính toán hiệu quả của A-CDM, cụ thể như sau:
Thứ nhất, độ tuân thủ thời gian rời vị trí mục tiêu (TOBT) của mỗi chuyến bay trong giai đoạn thử nghiệm đạt trung bình 98,7%.
Tỷ lệ này cho biết trạng thái thực tế tàu bay sẵn sàng để rời khỏi vị trí đỗ đạt gần như tuyệt đối, cho thấy mức độ chính xác, kịp thời trong công tác phục vụ cho một chuyến bay của đơn vị phục vụ mặt đất và hãng hàng không dựa trên kế hoạch đã được đưa ra trước đó. Hệ thống A-CDM Portal đã tự động tính toán TOBT có độ chính xác cao đã giảm áp lực cập nhật thủ công của các đơn vị mặt đất và hãng hàng không.
Thứ hai, độ tuân thủ thời gian cho phép nổ máy mục tiêu (TSAT) của mỗi chuyến bay trong giai đoạn thử nghiệm trung bình đạt 96,2%. Chỉ số này cho thấy mức độ tuân thủ giờ cho phép nổ máy theo trình tự khởi hành đã được đưa ra bởi cơ quan không lưu cũng như việc xin cấp huấn lệnh của tổ lái trong khung TSAT tiêu chuẩn +/- 5 phút được thực hiện rất nghiêm túc và chính xác.
Thứ ba, chỉ số thời gian lăn của tàu bay trong khung giờ thử nghiệm thực tế A-CDM được ghi nhận giảm so với cao điểm năm 2023 khi chưa áp dụng hệ thống.
Theo tính toán thời gian tàu bay lăn vào vị trí đỗ của chuyến bay giảm trung bình trên 30 giây và thời gian lăn ra để cất cánh, giảm gần 3 phút; điều này đã giúp các hãng hàng không tiết kiệm nhiên liệu tàu bay, giảm thiểu khí CO2 ra môi trường. Kết quả các chỉ số liên quan đến thời gian lăn đã thể hiện rõ lợi ích do A-CDM mang lại, đặc biệt là đối với các hãng hàng không và cơ quan không lưu.
Khi áp dụng A-CDM, lực lượng kiểm soát viên không lưu giảm tần suất liên lạc với tổ bay do thông tin giờ dự kiến nổ máy đã được hiển thị trên hệ thống dành riêng cho phi công giúp giảm khối lượng công việc cho kiểm soát viên không lưu.
Nâng tỷ lệ đúng giờ mỗi chuyến bay
Thực tiễn áp dụng thử nghiệm thực tế mô hình A-CDM tại Cảng HKQT Nội Bài đã cho thấy chi tiết các nhóm lợi ích đối với Cảng hàng không, với hãng hàng không, với đơn vị phục vụ mặt đất, với cơ quan quản lý bay và với hành khách.
Đối với cơ quan quản lý bay, khi áp dụng A-CDM lực lượng kiểm soát viên không lưu giảm tần suất liên lạc với tổ bay do thông tin giờ dự kiến nổ máy đã được hiển thị trên hệ thống dành riêng cho phi công. Dẫn đến giảm khối lượng công việc cho kiểm soát viên không lưu.
Các dữ liệu của chuyến bay được cập nhật liên tục và theo thời gian thực, giúp kiểm soát viên không lưu nắm rõ tiến trình quay đầu của từng chuyến bay thông qua hệ thống A-CDM portal giúp kiểm soát viên không lưu ra quyết định chính xác, kịp thời và minh bạch.
Đối với hãng hàng không và đơn vị phục vụ mặt đất, hệ thống này giúp tiết kiệm chi phí nhiên liệu cho mỗi chuyến bay nhờ tối ưu hiệu quả khai thác và giảm thời gian lăn của tàu bay. Thêm vào đó, thông tin, dữ liệu của các chuyến bay đã được cung cấp đầy đủ hơn, chính xác hơn, tuân thủ các quy trình khai thác tốt hơn so với khi chưa triển khai A-CDM; thông tin được phối hợp chia sẻ, mang tính thông suốt, rõ ràng, minh bạch giữa các đơn vị. Các đơn vị sử dụng dữ liệu chuyến bay hiệu quả, cải thiện khả năng dự đoán, kiểm soát tốt quy trình quay đầu của chuyến bay.
Đối với cảng hàng không, sân bay, khi triển khai A-CDM tối ưu được hạ tầng cảng hàng không, nâng cao hiệu quả khai thác tại sân bay, giảm khí thải CO2 ra môi trường đồng thời nâng cao vị thế sân bay trong khu vực và thế giới.
Đối với hành khách, rõ ràng với tỷ lệ đúng giờ đối với các chuyến bay áp dụng A-CDM tại NIA trong thời gian qua, hành khách sẽ có những trải nghiệm tốt hơn, do tàu bay giảm thời gian lăn, thời gian dừng chờ, hạn chế bay vòng…, đồng thời công tác phục vụ hành lý, hàng hóa của chuyến bay sẽ được cải thiện tốt hơn,… do các chuyến bay được lập kế hoạch tốt, có thông tin rõ ràng, được tối ưu hóa các khâu trong quá trình khai thác nhờ A-CDM.
Dự kiến, dịp cao điểm Tết 2024, lượng khách quốc tế sẽ ổn định, trong khi khách nội địa sẽ tăng cao vào một số ngày.
Phục vụ tốt nhất đến hành khách cuối cùng
Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia vừa có cuộc kiểm tra việc đảm bảo an toàn giao thông tại sân bay Nội Bài.
Ông Tô Tử Hà, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Nội Bài cho biết, đến nay, công tác đảm bảo an ninh an toàn, đảm bảo an toàn phòng chống dịch và chất lượng dịch vụ để người dân yên tâm khi thực hiện các chuyến bay dịp Tết tại sân bay Nội Bài đã sẵn sàng.
Dự kiến, dịp cao điểm Tết 2024, lượng khách quốc tế sẽ ổn định, trong khi khách nội địa sẽ tăng cao vào một số ngày. Cụ thể, ngày 17/1 (26 tháng Chạp), sản lượng vận chuyển sẽ đạt hơn 75 nghìn khách. Trong đó, có 51,8 nghìn khách quốc nội và 23,3 nghìn khách quốc tế.
Số chuyến bay cất, hạ cánh tại Nội Bài là 565 chuyến, trong đó có 357 chuyến bay quốc nội và 188 chuyến bay quốc tế.
Cũng trong cao điểm Tết, lượng khách đi, đến sân bay Nội Bài tăng cao nên Cục Hàng không Việt Nam đã chỉ đạo kiểm tra an ninh cấp độ 1 từ ngày 16/1 - 28/1.
Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia đánh giá cao công tác chuẩn bị phục vụ hành khách tại sân bay Nội Bài trong những ngày qua và dịp tết Nguyên đán tới đây. Đặc biệt, việc đưa vào triển khai mô hình A-CDM được đánh giá là mô hình tiên tiến được nhiều sân bay lớn trên thế giới ứng dụng, đảm bảo dữ liệu các chuyến bay được tập trung, thuận lợi trong việc chia sẻ dữ liệu, trao đổi thông tin giữa các đơn vị một cách nhanh chóng, tức thời giúp các chuyến bay diễn ra thuận lợi, đảm bảo, an toàn.
Tin mới
- Bắc Bộ đón gió mùa Đông Bắc - 21/02/2024 05:02
- Báo chí phát huy 4 chức năng, vượt lên khó khăn, thách thức - 21/02/2024 04:57
- Tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025: Nhiều địa phương giảm môn thi, thay đổi phương thức - 20/02/2024 04:27
- Gần 200 trường ĐH sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của 2 Đại học Quốc gia - 20/02/2024 03:08
- Cảnh báo một số website giả mạo, lừa đảo người dùng Internet cần tránh - 20/02/2024 03:07
Các tin khác
- “Xây điểm trường – Dựng ước mơ” - 29/01/2024 08:12
- Bắc Bộ tiếp tục chìm trong giá rét, nhiều nơi dưới 10 độ C - 24/01/2024 04:33
- Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ rét đậm, rét hại trong nhiều ngày tới - 22/01/2024 04:12
- Gần 50 địa phương ‘chốt’ lịch nghỉ Tết Nguyên đán cho học sinh - 19/01/2024 08:14
- Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp THCS từ năm học 2024-2025 - 18/01/2024 07:57