Tăng lương hưu, tăng mức hưởng lương hưu tối thiểu, tăng mức đóng vào quỹ hưu trí... là những chính sách mới về lương hưu áp dụng từ năm 2023.
Năm 2023, nhiều chính sách mới về lương hưu, tuổi nghỉ hưu, mức đóng vào quỹ hưu trí … được áp dụng. Người lao động và đối tượng hưu trí rất cần nắm được các quy định này.
Tăng 12,5% lương hưu
Ngày 11/11/2022, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Theo đó, quyết nghị nhiều phương án liên quan đến tăng lương cơ sở 2023, chính sách tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội…
Cụ thể, từ ngày 1/7/2023, tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội với đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp.
Cùng với đó, năm 2022, mặc dù không tăng lương cơ sở nhưng nhiều đối tượng đã được tăng thêm 7,4% lương hưu, trợ cấp BHXH theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP.
Đối tượng nào được tăng lương hưu năm 2023 sẽ do Chính phủ hướng dẫn chi tiết.
Nhiều chính sách mới về lương hưu được áp dụng năm 2023.
Tăng mức hưởng lương hưu tối thiểu
Theo các chính sách về lương hưu hiện hành, mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ bằng mức lương cơ sở (khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Do có sự điều chỉnh về lương cơ sở năm 2023 nên mức hưởng lương hưu tối thiểu sẽ tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2023. Đây là chính sách mới về lương hưu năm 2023.
Tăng mức đóng vào quỹ hưu trí của cán bộ, công chức, viên chức
Theo quy định hiện hành, mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất của cán bộ, công chức, viên chức bằng 8% nhân với tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Riêng đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất bằng 8% mức lương cơ sở.
Như vậy, khi tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2023 thì mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất của cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ tăng theo.
Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 , công thức tính mức hưởng lương hưu như sau:
Mức lương hưu hằng tháng = Tỉ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng X Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Việc tăng mức đóng vào quỹ hưu trí cũng đồng nghĩa với việc cán bộ, công chức, viên chức sau này khi về hưu sẽ nhận được khoản lương hưu cao hơn, bởi mức hưởng lương hưu sẽ căn cứ vào mức đóng BHXH.
Tiếp tục tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động
Tuổi nghỉ hưu của người lao động được điều chỉnh tăng theo lộ trình cho đến khi nam đủ 62 tuổi vào năm 2028 và nữ đủ 60 tuổi vào năm 2035, theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 135/2020/NĐ-CP.
Theo đó, năm 2023 là năm thứ ba thực hiện điều chỉnh tăng tuổi nghỉ của người lao động. Tuổi nghỉ hưu sẽ tăng thêm 3 tháng với nam và 4 tháng với nữ.
Như vậy, nếu người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì tuổi nghỉ hưu năm 2023 như sau: Đối với nam là từ đủ 60 tuổi 9 tháng, đối với nữ là từ đủ 56 tuổi.
Tin mới
- Xuất nhập khẩu năm 2022 cán đích sau 11 tháng - 30/11/2022 07:56
- Chủ động ứng phó mưa lũ, rét đậm, rét hại - 29/11/2022 06:20
- Đến 2030, Việt Nam cơ bản đạt được các tiêu chí của nước công nghiệp - 29/11/2022 06:17
- UpRace 2022 quyên góp trực tiếp 5,4 tỷ đồng vào hai quỹ từ thiện - 28/11/2022 03:37
- Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, có nơi dưới 5 độ C - 28/11/2022 03:05
Các tin khác
- Forbes: GDP bình quân đầu người Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhất thế giới trong 15 năm qua - 25/11/2022 07:14
- Trong 24-48 giờ tới, bão số 7 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới - 02/11/2022 03:05
- Nông sản Việt Nam được giới thiệu rộng rãi tại Australia - 02/11/2022 02:43
- Bão Nalgae vào Biển Đông - 30/10/2022 02:55
- Trình Thủ tướng Chính phủ hai phương án nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 - 28/10/2022 04:00