Thông tin trên được ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết tại buổi giao ban của Sở Y tế vào sáng 3/10 về tình hình dịch bệnh và hoạt động trọng tâm quý IV/2022.
Ảnh minh họa
Theo ông Thượng, Thành phố đã phát hiện một ca bệnh đậu mùa khỉ nhờ công tác kiểm soát và giám sát. Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Chính phủ, Giám đốc Sở Y tế cho biết trong chiều nay, Bộ Y tế sẽ có thông tin chính thức về ca nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên này.
Hiện nay, Sở Y tế Thành phố đang phối hợp với các đơn vị liên quan siết chặt công tác phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.
Đối với công tác kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố tiếp tục triển khai giám sát người nhập cảnh qua các cửa khẩu nhằm phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ.
Đối với công tác sàng lọc tại các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở khám chữa bệnh ban đầu (trung tâm y tế, trạm y tế, phòng khám) tăng cường truyền thông cho người dân. Khi người dân có triệu chứng nghi ngờ, cần đến bệnh viện quận, huyện gần nhất để được tư vấn, khám sàng lọc và xét nghiệm chẩn đoán (nếu cần).
Ở giai đoạn hiện nay, khi tiếp nhận trường hợp nghi ngờ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu hướng dẫn người bệnh đến bệnh viện quận, huyện gần nhất để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán.
Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa công lập, tư nhân (kể cả các bệnh viện bộ ngành đóng trên địa bàn thành phố) khi tiếp nhận các trường hợp nghi ngờ bệnh viện phải tiến hành sàng lọc, phân luồng, hướng dẫn người bệnh di chuyển đến buồng khám sàng lọc. Nếu là trường hợp có thể mắc bệnh sẽ thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, Viện Pasteur TPHCM. Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, bệnh viện hướng dẫn người bệnh tự cách ly tại nhà (nếu đủ điều kiện và không có triệu chứng nặng) hoặc cách ly tại khu cách ly của bệnh viện.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới được phân công là bệnh viện tuyến cuối tiếp nhận các trường hợp có thể kèm triệu chứng nặng; các trường hợp có thể nhưng không đủ điều kiện cách ly tại nhà, bệnh viện; các trường hợp xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Theo Bộ Y tế, bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox) không phải là bệnh mới mà ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu. Trường hợp bệnh đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo, từ đó bệnh đậu mùa khỉ ở người trở thành bệnh lưu hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi.
Từ tháng 5 đến nay, dịch có diễn biến bất thường, đã ghi nhận dịch tại 12 quốc gia khu vực châu Âu. Đây là lần đầu tiên ghi nhận các ổ dịch tại khu vực này mà chưa xác định được mối liên hệ với khu vực dịch lưu hành trước đó.
Đáng chú ý, dịch đã gia tăng liên tục cả về số ca mắc và số quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận trường hợp mắc bệnh. Ngày 23/7/2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố dịch bệnh này là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế.
Tin mới
- Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh gặp mặt gia đình người khuyết tật tiêu biểu - 11/10/2022 00:03
- Không khí lạnh tràn về, nhiều nơi nhiệt độ dưới 15 độ C - 10/10/2022 02:34
- Không khí lạnh mạnh sắp tràn xuống, miền Bắc chuyển rét khô - 04/10/2022 22:48
- Chính phủ kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm - 04/10/2022 12:52
- Hình ảnh từ tâm lũ Kỳ Sơn - 03/10/2022 06:24
Các tin khác
- Những nội dung chính của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII - 03/10/2022 06:05
- Nhiều trường đại học thông báo xét tuyển bổ sung năm 2022 - 03/10/2022 02:45
- Điểm sáng quan trọng trong bức tranh kinh tế 9 tháng năm 2022 - 30/09/2022 08:46
- Nghệ An: Đã khắc phục xong sự cố vỡ đê ở Hưng Nguyên - 30/09/2022 07:06
- Từ 1/10, giảm 20- 50% một số loại phí kinh doanh vận tải - 30/09/2022 02:44