Số tiền bảo hiểm tối thiểu trong trường hợp bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là 100 triệu đồng/người/vụ.
Đây là quy định tại Thông tư 50/2022/TT-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 119/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và Nghị định số 20/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 119/2015/NĐ-CP.
Thông tư nêu rõ, đối tượng bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định của pháp luật.
Số tiền bảo hiểm tối thiểu trong trường hợp bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là 100 triệu đồng/người/vụ.
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường, trừ các trường hợp quy định.
Thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.
Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động thi công trên công trường căn cứ vào hợp đồng lao động và văn bản xác nhận của nhà thầu thi công xây dựng về thời gian người lao động làm việc thực tế trên công trường.
Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường khi người lao động thực hiện công việc thi công trên công trường.
Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị tối đa 6 tháng lương
Khi người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường thuộc trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả những khoản tiền theo thỏa thuận giữa nhà thầu thi công và người lao động hoặc đại diện hợp pháp của người lao động (trong trường hợp người lao động đã chết), bao gồm các khoản chi trả sau:
Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ điều trị được tính căn cứ vào mức tiền lương theo hợp đồng lao động nhưng không vượt quá 06 tháng lương trong mỗi sự kiện bảo hiểm.
Chi phí y tế thực tế bao gồm: chi phí cấp cứu, chi phí điều trị nội, ngoại trú cần thiết và hợp lý nhưng không vượt quá 100 triệu đồng/người/vụ.
Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%, mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng tỷ lệ trả tiền bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả 100 triệu đồng/người/vụ.
Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm không vượt quá tổng số tiền bảo hiểm quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 01/10/2022.
Tin mới
- Chuyên gia y tế cảnh báo mực xăm mình có thể chứa các hoá chất gây ung thư - 26/08/2022 03:43
- Số ca mắc COVID-19 có chiều hướng tăng, Thủ tướng Chính phủ ra Công điện chỉ đạo - 26/08/2022 01:09
- Giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng năm 2022 ước đạt 35,49% kế hoạch - 24/08/2022 06:00
- Bão Ma-on quần thảo khu vực Đông Bắc đảo Luzon, giật cấp 12 - 23/08/2022 08:02
- Bộ Y tế: Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ - 23/08/2022 07:03
Các tin khác
- NHNN triển khai hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước - 23/08/2022 00:43
- Giá xăng giữ nguyên - 22/08/2022 09:20
- Học sinh Việt Nam giành 7 giải Olympic Vật lý thiên văn quốc tế - 22/08/2022 09:09
- Xuất hiện bão gần Biển Đông - 22/08/2022 08:57
- Thúc đẩy thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất trong cả nước - 22/08/2022 07:12