Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo số ca nhiễm Covid-19 đang gia tăng rất nhanh trên toàn cầu, dữ liệu được công bố chỉ là “phần nổi của tảng băng".
WHO cho biết tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 16/3 rằng sau thời gian giảm ổn định, toàn thế giới ghi nhận 11 triệu ca nCoV mới, tăng 8% so với một tuần trước đó. Đây là đợt tăng ca nhiễm toàn cầu đầu tiên kể từ cuối tháng 1.
Ở khu vực Tây Thái Bình Dương, số trường hợp dương tính mới tăng 29%. Ca nhiễm trong khu vực này có xu hướng leo thang kể từ cuối tháng 12/2021. Tây Thái Bình Dương đã vượt qua châu Âu, trở thành điểm nóng dịch bệnh toàn cầu.
Châu Phi cũng chứng kiến ca nhiễm mới tăng 12% và ca tử vong tăng 14%. Các khu vực khác báo cáo ca mắc giảm, bao gồm phía đông Địa Trung Hải, dù khu vực này từng chứng kiến ca tử vong tăng 38% liên quan sự gia tăng đột biến ca nhiễm trước đó.
Bên cạnh đó, Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo tỷ lệ xét nghiệm đang giảm, có nghĩa số trường hợp dương tính mới được báo cáo chỉ là "phần nổi của tảng băng".
"Chúng tôi biết rằng khi ca nhiễm gia tăng, số người tử vong tăng theo", ông nói. Đồng thời, ông lưu ý về tỷ lệ tử vong "cao đến không thể chấp nhận" ở nhiều quốc gia, đặc biệt các nơi có độ phủ vaccine thấp. Ông kêu gọi các quốc gia cảnh giác bởi đại dịch chưa kết thúc.
Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật về Covid-19 của WHO, cho biết BA.2 (còn gọi là Omicron "tàng hình") có thể là biến chủng lây truyền nhanh nhất hiện nay. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy nó gây ra triệu chứng nặng hơn.
Tại châu Âu, BA.2 lây lan mạnh ở nhiều nơi. Số ca mắc tăng 2% nhưng tỷ lệ tử vong không đổi. Nhiều chuyên gia lo ngại lục địa này phải đối mặt với làn sóng Covid-19 mới bởi số ca nhiễm ở Áo, Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan và Anh tăng lên kể từ đầu tháng 3. Dù vậy, ở một số khu vực, đồ thị dịch tễ đi theo hướng khác. Dịch bệnh tại Đan Mạch chạm đỉnh trong nửa đầu tháng hai do BA.2 nhưng nhanh chóng lắng xuống
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 20/12. Ảnh: AFP
Các chuyên gia bắt đầu lo lắng Mỹ có thể sớm trải qua một làn sóng lây nhiễm tương tự châu Âu, khả năng do BA.2 lây lan khi chính phủ nới hạn chế và miễn dịch từ vaccine giảm.
Theo bà Van Kerkhove, nhiều quốc gia đã gỡ bỏ hầu hết hạn chế thời kỳ Covid-19, trong khi việc tiếp cận và sử dụng vaccine không đồng đều, khiến virus dễ lây lan hơn. Bà cũng bày tỏ lo ngại về các thông tin sai lệch trên phương tiện truyền thông xã hội.
"Nhận thức sai lầm rằng Omicron là biến chủng nhẹ, rằng đại dịch đã kết thúc, đây có thể là biến chủng cuối cùng mà chúng ta phải đối phó. Điều này thực sự gây ra nhiều nhầm lẫn", bà cảnh báo.
Tuy nhiên, bà cũng cho biết thế giới có đủ công cụ để kiểm soát Covid-19 như khẩu trang và vaccine. Bà nhận định các nước cần tiếp tục thúc đẩy hai chiến lược này để cứu nhiều mạng sống.
Tin mới
- Chiều nay, giá xăng giảm 2.000 đồng/lít? - 21/03/2022 04:21
- Bộ Y tế làm rõ tình hình, dự báo nhiễm virus của trẻ em, kiến nghị tổng số vaccine cần mua - 21/03/2022 03:11
- COVID-19 chuyển thành bệnh nhóm B, sẽ không còn cách ly, hạn chế tập trung đông người? - 18/03/2022 06:05
- Phê duyệt 74 huyện nghèo, 54 xã đặc biệt khó khăn - 18/03/2022 04:31
- Việt Nam nghiên cứu tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ tư - 17/03/2022 03:36
Các tin khác
- Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng giảm dần - 15/03/2022 03:00
- Tuyển sinh năm 2022: Tạo điều kiện tối đa cho thí sinh trong bối cảnh dịch bệnh - 15/03/2022 02:56
- Tổng Giám đốc WHO: 'Việt Nam là điển hình cho những điều có thể thực hiện được để đạt mục tiêu tiêm chủng toàn cầu' - 15/03/2022 02:52
- Hàng trăm ngọn hoa đăng tưởng nhớ liệt sĩ Gạc Ma - 14/03/2022 02:30
- Bộ Công an công bố số điện thoại đường dây nóng mới - 14/03/2022 02:28