Thứ năm, 03 Tháng 3 2022 09:39
Theo Sổ tay Chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà do Bệnh viện Nhi trung ương và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp phát hành, phần lớn trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ (viêm đường hô hấp trên hoặc rối loạn tiêu hóa, hồi phục trong 1-2 tuần).
 
ó 4% có thể trở nặng hoặc nguy kịch, thời gian nguy cơ thông thường là vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 8. Tuy nhiên, bệnh có thể có biến chứng hậu COVID-19, bao gồm các triệu chứng của hội chứng viêm đa hệ thống hoặc "COVID-19 kéo dài" ở trẻ em.
Trẻ dưới 12 tháng tuổi và trẻ có các bệnh lý nền như sau có nguy cơ diễn tiến nặng cao: Trẻ sinh non, cân nặng thấp; béo phì, thừa cân; đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa; các bệnh lý ung thư, tim mạch, thần kinh; bệnh hô hấp, gan, thận mạn tính; suy giảm miễn dịch; các bệnh hệ thống và đang dùng corticoid, thuốc ức chế miễn dịch.
Dich Covid-19, Covid-19 mới nhất, Ca nhiễm covid mới, Covid mới nhất ngày 3 3, covid hôm nay, covid ở hà nội, số ca nhiễm covid 19, biến thể omicron, ca tử vong vì covid
Vĩnh Phúc chuẩn bị tiêm vắc-xin phòng dịch Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. 
BS. Nguyễn Thành Lê, Phó Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, những ngày gần đây, số lượng trẻ mắc COVID-19 nhập viện, tăng đột biến. Nếu như trước đây chỉ lẻ tẻ vài ca là trẻ em phải nhập viện, thì đợt này, số lượng bệnh nhi tăng nhanh từng ngày; có những ngày cao điểm có tới hơn 20 bệnh nhi được chuyển vào Khoa để điều trị. Các bệnh nhi đến đây hầu như thuộc phân tầng 2, đã cần sự can thiệp của y tế. Đa phần trẻ mắc COVID-19 phải nhập viện có triệu chứng như: Sốt cao liên tục, li bì, bỏ ăn, bỏ bú, co giật, một số trẻ suy hô hấp…
Cũng theo BS Nguyễn Thành Lê, tỷ lệ diễn biến nặng ở trẻ mắc COVID-19 thấp hơn so với người lớn. Tuy nhiên, khi số lượng ca mắc trong cộng đồng tăng nhanh, số trẻ em diễn biến nặng cũng sẽ tăng lên. Trẻ nhỏ khi mắc COVID-19 thường có diễn biến nhẹ; tuy nhiên, một số trẻ có bệnh nền như: Bệnh về thận, huyết học, cơ địa béo phì… có thể diễn biến nặng hơn, nhưng thường các trường hợp điều trị cũng khỏi nhanh hơn so với người lớn.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, đa số các trường hợp trẻ mắc COVID-19 trong những ngày đầu thường có biểu hiện sốt; cha mẹ cần bình tĩnh theo dõi, không nhất thiết phải đưa con đến cơ sở y tế ngay mà cần làm theo các cách hướng dẫn của Bộ Y tế.
Số ca mắc tăng cao, các địa phương chấn chỉnh hoạt động kinh doanh thuốc, trang thiết bị y tế chống dịch COVID-19
Bản tin dịch COVID-19 tối 2/3 của Bộ Y tế cho biết, lần đầu tiên nước ta ghi nhận số ca mắc mới lên tới 110.301 ca, trong đó 21 ca nhập cảnh và 110.280 ca ghi nhận trong nước (tăng 11.537 ca so với ngày trước đó ca) tại 63 tỉnh, thành phố (có 74.166 ca trong cộng đồng.
Hà Nội liên tục đứng đầu cả nước về số ca mắc với 15.114 ca, Bắc Ninh 4.698 ca, Nghệ An 4.329 ca, Quảng Ninh 3.992 ca, Sơn La 3.672 ca...
Dich Covid-19, Covid-19 mới nhất, Ca nhiễm covid mới, Covid mới nhất ngày 3 3, covid hôm nay, covid ở hà nội, số ca nhiễm covid 19, biến thể omicron, ca tử vong vì covid
Đường phố vắng vẻ, nhiều dịch vụ ế ẩm trong những ngày Hà Nội liên tục lập đỉnh số ca COVID-19. 
Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có số ca mắc lên tới 2.746 ca trong ngày 2/3.
Ngày 2/3/2022, Sở Y tế Nam Định đăng ký bổ sung 20.866 ca, Sở Y tế Bắc Giang đăng ký bổ sung 12.691 ca và Sở Y tế Thái Nguyên đăng ký bổ sung 7.994 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 88.033 ca/ngày.
Trong ngày, 36.902 ca được công bố khỏi bệnh, nâng số ca được điều trị khỏi lên 2.516.785 ca.
114 bệnh nhân tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 97 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.452 ca, chiếm 1,1% so với tổng số ca mắc.
Cắt giảm thủ tục hành chính liên quan đến việc mua thuốc phòng, chống COVID-19
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có ý kiến về phản ánh của báo chí liên quan đến thủ tục mua thuốc phòng, chống COVID-19.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cắt giảm ngay thủ tục hành chính liên quan đến việc mua thuốc phòng, chống COVID-19; căn cứ tình hình thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm các nước để khẩn trương quyết định việc cấp phép nhập khẩu và sử dụng thuốc điều trị COVID-19.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu tăng cường công tác quản lý giá thuốc, xử lý nghiêm trường hợp đầu cơ, buôn lậu thuốc theo quy định; tạo điều kiện thuận lợi, không để nhân dân vất vả với quá nhiều thủ tục trong việc tiếp cận và mua thuốc điều trị COVID-19.
Dich Covid-19, Covid-19 mới nhất, Ca nhiễm covid mới, Covid mới nhất ngày 3 3, covid hôm nay, covid ở hà nội, số ca nhiễm covid 19, biến thể omicron, ca tử vong vì covid
 Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quảng lý thị trường tỉnh Quảng Trị kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng vật tư y tế tại các hiệu thuốc tại thành phố Đông Hà. 
Trước đó, báo chí phản ánh thực tế từ thời điểm thuốc Molnupiravir chính thức lên kệ ở các cửa hàng dược phẩm, người mua được không nhiều. Lý do là người dân không đáp ứng đủ quy định như phải có giấy xác nhận F0, có đơn thuốc do bác sĩ ký tên. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ cho rằng, bán thuốc kháng virus theo đơn bác sĩ kê là đúng. Nhưng với COVID-19, quy định này trở nên quá khó khăn, nhiêu khê. Bác sĩ nào được quyền kê đơn này, đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể, còn nếu chờ giấy xác nhận F0 của địa phương thì đã muộn vì thuốc chỉ dùng trong những ngày đầu mắc COVID-19. Do vậy, nên cắt giảm thủ tục nếu không người bệnh vẫn rất khó khăn khi tiếp cận thuốc.
Chấn chỉnh việc buôn bán vật tư, thiết bị y tế chống dịch
Những ngày gần đây, số ca mắc COVID-19 có xu hướng gia tăng mạnh tại Thủ đô, trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại xét nghiệm nhanh, thuốc điều trị; trong đó có nhiều loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ bán tràn lan trên mạng. Thực hiện chiến dịch kiểm tra, kiểm soát thị trường, lực lượng chức năng, nhất là lực lượng Quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các vụ việc vận chuyển kinh doanh các loại vật tư y tế, thuốc chữa COVID-19 trên thị trường với nhiều loại khác nhau.
Trước đó, ngày 7/1, Sở Y tế Hà Nội đã có công văn số 122/SYT-QLHNYDTN gửi UBND các quận, huyện, thị xã về việc tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân.
Dich Covid-19, Covid-19 mới nhất, Ca nhiễm covid mới, Covid mới nhất ngày 3 3, covid hôm nay, covid ở hà nội, số ca nhiễm covid 19, biến thể omicron, ca tử vong vì covid
Khách hàng muốn mua thuốc điều trị COVID -19 bắt buộc phải có đơn thuốc được chỉ định của bác sĩ hoặc chứng nhận đang là F0 điều trị tại nhà của Trung tâm y tế địa phương. 
Sở Y tế đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo phòng y tế trên địa bàn đôn đốc các cơ sở bán lẻ thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh dược. Cụ thể là giữ ổn định giá, bảo đảm số lượng thuốc, trang thiết bị, hóa chất sát khuẩn, khẩu trang, vật tư y tế phòng, chống dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, các cơ sở bán lẻ thuốc phải thực hiện bán thuốc kê đơn theo đúng quy định; đồng thời, cập nhật đầy đủ số lượng, chủng loại thuốc vào phần mềm cơ sở dữ liệu dược quốc gia. Không kinh doanh thuốc, trang thiết bị, hóa chất sát khuẩn, khẩu trang, vật tư y tế không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc giả, thuốc đình chỉ lưu hành, thuốc không bảo đảm chất lượng, thuốc hết hạn sử dụng.
Sở Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật của các cơ sở bán lẻ thuốc, trong đó, tập trung kiểm tra việc bán thuốc kháng virus (Molnupiravir, Favipiravir...); xử lý nghiêm các trường hợp bán thuốc chưa có giấy phép lưu hành, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nếu có dấu hiệu hình sự thì chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra xử lý theo quy định.
Dich Covid-19, Covid-19 mới nhất, Ca nhiễm covid mới, Covid mới nhất ngày 3 3, covid hôm nay, covid ở hà nội, số ca nhiễm covid 19, biến thể omicron, ca tử vong vì covid
Thuốc Molnupiravir Stella 400 của Công ty Stellapharm.
Ngày 2/3, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên - Huế Trần Kiêm Hảo cho biết, những ngày qua, đơn vị đã phối hợp cùng Cục Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra tình hình kinh doanh các mặt hàng thuốc, thiết bị y tế trên địa bàn nhằm bình ổn giá, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được các sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn. Qua đó, đã phát hiện và xử phạt chủ một số quầy thuốc có bán sản phẩm thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
Lãnh đạo Sở Y tế khẳng định: Trên địa bàn, các mặt hàng thuốc, thiết bị y tế như bộ xét nghiệm SARS-CoV-2, máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu SpO2, khẩu trang... không bị khan hiếm như nhiều người lo ngại đồng thời giá cả bình ổn. Các cơ sở kinh doanh, nhà thuốc, quầy thuốc không xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán.
Tính đến giữa tháng 1/2022, tỉnh Thừa Thiên - Huế có khoảng 200 cơ sở kinh doanh đăng ký bán thuốc điều trị COVID-19 tại nhà. Ghi nhận tại các quầy thuốc, nhà thuốc trên đường Ngô Quyền (thành phố Huế), lượt người đến mua tăng cao từ sau những ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần và khi học sinh địa phương đi học trở lại. Các mặt hàng được mua nhiều nhất là sinh phẩm xét nghiệm, máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu SpO2, dung dịch nước muối sinh lý, thuốc hạ sốt, thuốc ho, vitamin C…
Dich Covid-19, Covid-19 mới nhất, Ca nhiễm covid mới, Covid mới nhất ngày 3 3, covid hôm nay, covid ở hà nội, số ca nhiễm covid 19, biến thể omicron, ca tử vong vì covid
Thuốc điều trị COVID-19 chứa hoạt chất Monulpiravir chính hãng cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà và có chỉ định của bác sĩ được bán với giá 250.000 đồng cho một liệu trình. 
Bảo đảm các ca mắc COVID-19 đều được tiếp cận dịch vụ y tế
Trước tình hình số ca mắc COVID-19 tăng cao, các địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh nhằm giảm lây lan.
Tại Quảng Trị, ngành Y tế tập trung tư vấn hướng dẫn những trường hợp mắc COVID-19 điều trị tại nhà; phân tầng điều trị để tránh xảy ra tình trạng quá tải cho hệ thống y tế; bảo đảm thuốc và vật tư y tế phòng, chống dịch; xây dựng kế hoạch tiêm chủng cho trẻ từ 5 - 11 tuổi; bảo đảm các ca mắc COVID-19 đều được tiếp cận với dịch vụ y tế khi cần; tăng cường nhân viên và vật tư y tế đáp ứng công tác phòng, chống dịch trong trường học.
Số ca mắc COVID-19 ở Quảng Trị đã tăng đột biến. Cụ thể ngày 2/3, tỉnh ghi nhận thêm 1.086 trường hợp mắc COVID-19, cao nhất từ trước đến nay và là lần đầu tiên vượt 1.000 ca/ngày; trong đó có 456 ca phát hiện qua giám sát cộng đồng, số ca còn lại chủ yếu cách ly tại nhà.  
Dich Covid-19, Covid-19 mới nhất, Ca nhiễm covid mới, Covid mới nhất ngày 3 3, covid hôm nay, covid ở hà nội, số ca nhiễm covid 19, biến thể omicron, ca tử vong vì covid
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân. 
Hiện lực lượng chức năng ở các địa phương vẫn "đi từng ngõ, gõ từng nhà" rà soát, thống kê các đối tượng chưa tiêm chủng, nhất là những người ở nhóm nguy cơ cao, có bệnh nền để vận động tham gia tiêm chủng đầy đủ; trừ những trường hợp chống chỉ định tiêm. Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố triển khai tiêm chủng lưu động đối với những trường hợp không có khả năng di chuyển tới địa điểm tiêm.
Tại tỉnh Bắc Ninh,  ngành Y tế và các đơn vị, địa phương trong tỉnh đang tập trung các giải pháp, nỗ lực cao trong việc phòng, chống dịch. Trong đó, ngành y tế tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo các đơn vị, địa phương bổ sung, sắp xếp nhân sự hỗ trợ trạm y tế, tránh quá tải cho lực lượng y tế cơ sở khi số ca mắc COVID-19 ngày càng tăng cao; tiếp tục rà soát các đối tượng chưa tiêm để tổ chức tiêm, tiêm vét, lưu ý thường xuyên rà soát nhóm đối tượng trẻ em, phụ nữ mang thai, đối tượng nguy cơ cao. Đồng thời, chỉ đạo các tuyến y tế cơ sơ quản lý, giám sát chặt chẽ trường hợp mắc COVID-19 điều trị tại nhà.
Tỉnh Bắc Ninh hiện có 37.945 ca mắc COVID-19 đang quản lý, điều trị tại nhà. Với số lượng người mắc COVID-19 tăng nhanh trong cộng đồng và phần lớn đều có triệu chứng nhẹ, ngành Y tế đã có hướng dẫn về quản lý, điều trị người mắc COVID-19 tại nhà. Theo đó, các trường hợp được điều trị tại nhà phải có khả năng tự chăm sóc mình; nhà ở phải đảm bảo các điều kiện dự phòng không lây nhiễm như có phòng cách ly riêng biệt, dùng riêng vật dụng và thực hiện khử khuẩn sau mỗi lần sử dụng và đi vệ sinh.
Bên cạnh đó, ngành Y tế tỉnh đã có hướng dẫn cụ thể cho việc sử dụng đồ dùng cá nhân, đồ dùng vệ sinh của người mắc, có thùng đựng chất thải riêng. Trước khi mang rác sinh hoạt của người cách ly ra ngoài, phải khử khuẩn bên ngoài túi, để nơi quy định; không được mang đồ dùng, vật dụng của người mắc COVID-19 ra khỏi nhà...

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi