Thứ tư, 22 Tháng 12 2021 19:23

Bộ Y tế cho biết, từ 16 giờ ngày 21/12 đến 16 giờ ngày 22/12, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.555 ca mắc mới, trong đó 33 ca nhập cảnh và 16.522 ca ghi nhận trong nước (tăng 206 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố; có 10.938 ca trong cộng đồng.

 

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.646 ca), Cà Mau (1.193 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (979 ca), Tây Ninh (923 ca), Vĩnh Long (846 ca), Khánh Hòa (798 ca), Đồng Tháp (784 ca), Cần Thơ (757 ca), Bạc Liêu (678 ca), Trà Vinh (515 ca), Bến Tre (466 ca), Hải Phòng (449 ca), Sóc Trăng (383 ca), Bình Định (359 ca), Thừa Thiên Huế (351 ca), Hậu Giang (343 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Lắk (mỗi địa phương 297 ca), Lâm Đồng (295 ca), An Giang (291 ca), Kiên Giang (275 ca), Đồng Nai (265 ca), Hưng Yên (261 ca), Bình Thuận (259 ca), Bắc Ninh (246 ca), Tiền Giang (199 ca), Thanh Hóa (196 ca), Quảng Ngãi (194 ca), Gia Lai (180 ca), Đà Nẵng (171 ca), Bình Dương (149 ca), Quảng Ninh (134 ca), Phú Yên (129 ca), Nghệ An (121 ca), Hà Giang (100 ca), Lạng Sơn (90 ca), Quảng Nam (85 ca), Thái Bình (72 ca), Long An, Đắk Nông (mỗi địa phương 71 ca), Hải Dương (67 ca), Vĩnh Phúc (62 ca), Bình Phước (61 ca), Ninh Thuận (55 ca), Nam Định (54 ca), Quảng Trị (53 ca), Phú Thọ (39 ca), Quảng Bình (34 ca), Hòa Bình (32 ca), Bắc Giang (30 ca), Thái Nguyên (28 ca), Hà Nam (24 ca), Tuyên Quang (21 ca), Lào Cai, Kon Tum (mỗi địa phương 10 ca), Cao Bằng (8 ca), Yên Bái (7 ca), Sơn La (5 ca), Bắc Kạn (3 ca), Lai Châu (1 ca).
 
Chú thích ảnh
Người dân xét nghiệm COVID-19.
Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Cà Mau (397 ca), Tiền Giang (191 ca), Thanh Hóa (168 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Vĩnh Long (247 ca), Hải Phòng (214 ca), Bạc Liêu (171 ca).
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.752 ca/ngày.
Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.588.335 ca mắc, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 16.105 ca mắc).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc mới ghi nhận trong nước là 1.582.783 ca, trong đó có 1.170.667 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Hai tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Thành phố Hồ Chí Minh (497.162 ca), Bình Dương (289.613 ca), Đồng Nai (95.761 ca), Tây Ninh (66.823 ca), Long An (39.831 ca).
 
Trong ngày, 13.394 ca được công bố khỏi bệnh. Như vậy, tổng số ca đã được điều trị khỏi đến nay là 1.173.484 ca
8.187 bệnh nhân nặng đang điều trị, trong đó: 5.658 ca thở ô xy qua mặt nạ; 1.199 ca thở ô xy dòng cao HFNC; 157 ca thở máy không xâm lấn; 1.152 ca thở máy xâm lấn; 21 ca ECMO.
Ngày 22/12 ghi nhận 210 ca tử vong; Tại Thành phố Hồ Chí Minh có 46 ca, trong đó có 7 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: An Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Bình Dương, Bình Phước, Bình Định, Trà Vinh (mỗi địa phương 1 ca).
Các tỉnh, thành phố khác: An Giang (27 ca), Bình Dương (17 ca), Tiền Giang (15 ca), Tây Ninh (13 ca), Đồng Tháp (12 ca), Sóc Trăng, Cần Thơ (mỗi địa phương 11 ca), Kiên Giang (10 ca), Vĩnh Long (8 ca), Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu (mỗi địa phương 6 ca), Hà Nội, Bạc Liêu, Cà Mau (mỗi địa phương 5 ca), Long An (4 ca), Trà Vinh (3 ca), Bình Định, Bến Tre (mỗi địa phương 2 ca), Đắk Lắk, Hậu Giang (mỗi địa phương 1 ca).
 
Chú thích ảnh
Nhân viên y tế đến theo dõi, điều trị F0 tại nhà xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 234 ca/ngày.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 30.251 ca, chiếm 1,9% so với tổng số ca mắc.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 29/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 155.996 mẫu xét nghiệm cho 224.037 lượt người; Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 29.232.482 mẫu cho 73.261.638 lượt người.
Trong ngày 21/12, cả nước có 1.037.045 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 141.083.958 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 76.224.394 liều, tiêm mũi 2 là 63.306.216 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 1.553.348 liều.
* Quy trình cấp "Hộ chiếu vaccine" có hiệu lực từ ngày 20/12/2021.
Theo đó, "Hộ chiếu vaccine" được cấp cho người đã tiêm đủ 2 mũi với 8 loại vaccine đã được Bộ Y tế cấp phép. Chứng nhận "Hộ chiếu vaccine" được cấp sử dụng định dạng mã QR, hết hạn sau 12 tháng kể từ ngày mã QR này được khởi tạo.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, quy trình cấp "Hộ chiếu vaccine" cho người dân được áp dụng thống nhất tại tất cả các cơ sở tiêm chủng trên cả nước.
 
Chú thích ảnh
Tiêm mũi 2 vaccine phòng COVID-19 cho học sinh.
Quy trình cấp gồm 3 bước:
Bước 1: Các cơ sở tiêm chủng rà soát, xác minh, xác thực thông tin người dân tiêm chủng vaccine COVID-19 theo hướng dẫn tại Công văn 8938/BYT-DP ngày 21/10/2021 và Công văn 9438/BYT-CNTT ngày 5/11/2021.
Bước 2: Các cơ sở tiêm chủng thực hiện ký số dữ liệu tiêm chủng vaccine COVID-19 trên nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19. Nền tảng này kết nối, chia sẻ dữ liệu tiêm chủng với Hệ thống Quản lý cấp chứng nhận tiêm chủng vaccine COVID-19 đáp ứng theo các quy định về kết nối dữ liệu y tế do Bộ Y tế ban hành.
Dữ liệu tiêm chủng vaccine COVID-19 trên nền tảng cần đáp ứng quy định: Đã tiêm đủ mũi vaccine COVID-19 với 8 loại vaccine đã được Bộ Y tế cấp phép (gồm: AstraZeneca, Sputnik V, Vero Cell, Pfizer, Moderna, Janssen, Hayat-Vax và Abdala - mỗi sản phẩm vaccine được gắn 1 mã code ca).

Bước 3: Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thực hiện ký số giấy xác nhận tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tập trung. Chứng nhận được cấp sử dụng định dạng mã QR theo tiêu chuẩn của EU quy địn

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi