Thứ hai, 06 Tháng 12 2021 14:33
Theo nhà miễn dịch học Sophie Lucas, Chủ tịch Viện Duve tại Đại học công giáo Louvain, vaccine dành cho trẻ em là Pfizer đã được bào chế để chứa một lượng tương đương với 1/3 liều lượng dành cho người lớn. Vì vậy, liều lượng trẻ em chứa 1/3 lượng RNA thông tin có trong vaccine dành cho người lớn.
Hình ảnh minh họa vaccine ngừa COVID-19 do Công ty dược phẩm Pfizer và BioNTech phối hợp phát triển.
Nếu liều lượng thấp hơn ở trẻ 5-11 tuổi, thì trên hết là mối quan tâm về chỉ số giữa trọng lượng và chiều cao của cơ thể. Bà Sophie Lucas dẫn các chứng minh cho biết, trẻ trên 12 tuổi có thể nhận được liều lượng chính xác như người lớn từ 18 tuổi trở lên, bởi vì đã đạt được chiều cao và cân nặng tương đương. Ngược lại, trẻ dưới 12 tuổi thì nhỏ hơn nên liều lượng vaccine thấp hơn để đạt hiệu quả tương tự. Mặc dù có sự thay đổi về liều lượng, song trẻ em sẽ có lịch tiêm chủng giống như người lớn. Nói cách khác: hai mũi tiêm cách nhau ba tuần.
Liên quan đến liều 3, bà Sophie Lucas cho rằng có thể sẽ có lần tiêm nhắc lại thứ ba sau đó vài tháng, nhưng tùy thuộc vào tình hình. Giới chức khoa học sẽ đưa ra quyết định.
Ngoài ra, cần phải xem xét vaccine sẽ có hiệu lực trong bao lâu đối với trẻ em. Nhà miễn dịch học Sophie Lucas giải thích: "Hiện tại, rất khó để dự đoán thời gian bảo vệ theo nhóm tuổi". Theo bà, người ta cho rằng những gì xảy ra ở trẻ em từ 5 đến 11 tuổi có thể sẽ giống như ở trẻ em trên 12 tuổi và người lớn trên 18 tuổi. Về cơ bản, không có lý thuyết nào giải thích tại sao khả năng miễn dịch có thể ngắn hơn.
Còn về tác dụng phụ, theo bà Sophie Lucas, trẻ em có thể sẽ không bị ảnh hưởng nhiều hơn những người trên 12 tuổi. Trong các nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện cụ thể ở nhóm tuổi này và các tác dụng phụ của vaccine 1/3 liều đã được xem xét thì chúng có bản chất tương tự như những gì được thấy ở người lớn.
Do đó, trong phần lớn các trường hợp, đây là những tác dụng phụ nhỏ và nhẹ như đau tại chỗ tiêm, hơi sốt, hoặc nhức đầu, v.v. Bà Sophie Lucas khẳng định: "Phản ứng phụ ở trẻ không mạnh hơn ở người lớn. Chúng thậm chí có xu hướng nhẹ hơn một chút vì liều lượng thấp hơn".
Trong trường hợp COVID-19, chính bản chất của virus đã đẩy nhanh quá trình tiêm chủng ở người lớn. Nhà miễn dịch học Sophie Lucas nhấn mạnh: "Chúng ta đang ở trong tình huống đại dịch với một bệnh truyền nhiễm có thể gây nguy hiểm cho người già hoặc những người mắc các bệnh nền. Do đó, khi vaccine đã có sẵn, cần phải triển khai tiêm chủng như một ưu tiên cho những nhóm có nguy cơ này".
Tin mới
- Hướng dẫn phòng COVID-19 tại trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, nhà hàng - 08/12/2021 07:18
- Bắc Bộ sắp đón không khí lạnh tăng cường, nhiều nơi rét đậm rét hại - 08/12/2021 04:19
- Hà Nội phân bổ 6.000 túi thuốc điều trị F0 tại nhà - 08/12/2021 04:16
- Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến tiêm vaccine mũi 3 cho người dân từ ngày 10/12 - 08/12/2021 04:15
- Học sinh Việt Nam giành 2 HCV tại Olympic quốc tế về Thiên văn và Vật lý thiên văn - 08/12/2021 04:13
Các tin khác
- Có 860 F0 thở máy, ECMO; 6 nhà máy trong nước nộp hồ sơ đăng ký thuốc điều trị COVID-19, sản xuất 1 triệu viên/ngày - 06/12/2021 04:08
- Trong bối cảnh đặc biệt, cần có các giải pháp đột phá - 06/12/2021 03:49
- Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục duy trì trạng thái rét - 06/12/2021 03:18
- Thúc đẩy sản xuất vaccine, trang thiết bị, thuốc điều trị COVID-19 trong nước - 03/12/2021 07:25
- Lễ kỉ niệm Ngày Quốc tế về người khuyết tật (03/12): Diễn đàn Lắng nghe tiếng nói của Người khuyết tật - 03/12/2021 06:42