Thành phố Hà Nội sẽ hỗ trợ hơn 3.500 tỷ đồng tới người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong đó nhóm lao động tự do chiếm tới 850.000 người với khoảng 2.500 tỷ đồng trong 3 tháng.
Trao quà tới người dân Hà Nội gặp khó khăn vì dịch Covid-19.
Theo ông Nguyễn Hồng Dân, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, thành phố đang rà soát và bước đầu triển khai việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 theo Nghị quyết 42/NQ-CP và Quyết định số 15/QĐ-TTg.
Thống kê của Sở cho thấy, Hà Nội có khoảng 1,4 triệu người dân trong diện nhận hỗ trợ từ Nghị quyết 42/NQ-CP, trong đó số lao động tự do chiếm đông nhất với 850.000 người, người nhận bảo trợ xã hội với hơn 182.000 người, hộ nghèo và cận nghèo hơn 155.000 người, hơn 137.000 người lao động bị tạm dừng hợp đồng lao động…
Tuy nhiên, số liệu trên chưa gồm các hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm và kinh phí cho doanh nghiệp vay để trả lương ngừng việc của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Ngay cuối tháng 4, Sở đã trình UBND Thành phố việc triển khai thực hiện hỗ trợ cho 4 nhóm người có công, bảo trợ xã hội, nhân khẩu thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Do các đối tượng này đã đáp ứng các điều kiện, tiêu chí của Nghị quyết 42/NQ-CP.
Ngoài nhóm người dân được nêu theo Nghị quyết 42/NQ-CP, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội đã phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo, LĐLĐ Thành phố, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội, Cục thuế Hà Nội thống kê, rà soát các đối tượng đặc thù và thực sự khó khăn do dịch đại dịch COVID-19 trên địa bàn.
Trên cơ sở đó, Sở đã dự thảo quyết định trình UBND Thành phố ban hành việc hỗ trợ đặc thù một số đối tượng không có trong danh mục được hỗ trợ của Trung ương nhưng thực sự khó khăn do dịch đại dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố.
Cũng trong quá trình rà soát và triển khai, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH có hướng dẫn phương pháp lọc đối tượng thuộc diện được hưởng từ 2 chế độ hỗ trợ trở lên, đề nghị quy định việc bù trù kinh phí hỗ trợ đối với trường hợp đã nhận 1 chính sách hỗ trợ.
Đồng thời, Hà Nội đề xuất việc áp dụng chuẩn nghèo riêng so với chuẩn nghèo quy định tại Quyết định 59/2015/QĐ-TTg về ban hành chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, để làm cơ sở hỗ trợ người dân.
Hà Nội và TPHCM được áp dụng chuẩn nghèo riêng
Tại Hội nghị trực tuyến với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chiều 27/4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đã đồng ý: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đà Nẵng có thể áp dụng mức chuẩn nghèo cao riêng và cao hơn chuẩn nghèo chung của Quyết định 59/2015/QĐ-TTg, trong việc hỗ trợ người dân gặp khó khăn vì Covid-19.
Tin mới
- Sáng 29/4, không có ca mắc mới COVID-19, thêm 1 ca dương tính trở lại sau khi khỏi bệnh - 28/04/2020 23:39
- Đề nghị Quốc hội phê chuẩn gia nhập Công ước 105 của ILO - 28/04/2020 11:35
- Chiều 28/4, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 - 28/04/2020 11:30
- Xăng dầu lại đồng loạt giảm giá - 28/04/2020 08:16
- Việt Nam đã cơ bản đẩy lùi được COVID-19 - 28/04/2020 08:13
Các tin khác
- 12 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng - 28/04/2020 00:38
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 dự kiến diễn ra từ ngày 8/8 - 27/04/2020 13:00
- Chiều 27/4, không có ca mắc mới COVID-19, có 6 ca âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2 - 27/04/2020 13:00
- Sản xuất thành công sinh phẩm mới, Việt Nam làm chủ 2 phương pháp xét nghiệm COVID-19 - 27/04/2020 07:40
- Còn nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại nhưng chưa được phát hiện kịp thời - 27/04/2020 07:38