Dự lễ tuyên dương các nhà giáo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao sự cống hiến, hi sinh thầm lặng của các thầy cô giáo dạy học sinh khuyết tật, coi đây là là tấm gương cho thế hệ trẻ.
Tối ngày 15/11, tại Hà Nội, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tuyên dương 48 giáo viên dạy học sinh khuyết tật trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” 2018.
Tại buổi lễ vinh danh các nhà giáo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao việc tổ chức chương trình tôn vinh các nhà giáo “Chia sẻ cùng thầy cô” và nói rằng các thầy cô giáo không chỉ là những người người nghị lực kiên trì còn là những tấm lòng hết sức bao la, là những tấm gương vượt qua khó khăn để dạy dỗ học sinh và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao sự cống hiến, hi sinh thầm lặng của các thầy cô giáo dạy học sinh khuyết tật. Phó Thủ tướng nhận xét rằng các thầy cô xứng đáng được xã hội tôn vinh, là tấm gương cho thế hệ trẻ.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, chăm sóc, giáo dục học sinh bình thường đã khó, đối với học sinh khuyết tật lại càng khó khăn hơn. Phó Thủ tướng cho rằng, việc chăm sóc, giáo dục, giảng dạy cần được quan tâm, chú trọng hơn nữa, giúp các em khuyết tật tự khẳng định bản thân và có cơ hội hòa nhập cộng đồng…
Phó Thủ tướng lưu ý, trong đổi mới giáo dục thời gian tới cần quan tâm hơn tới trẻ khuyết tật. Trường phổ thông phải có cơ sở vật chất, trang bị kinh nghiệm và kiến thức cho các thầy cô để dạy trẻ khuyết tật hòa nhập với cộng đồng.
Tại chương trình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS HCM - Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam Lê Quốc Phong đã tặng Bằng khen của Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Bộ GD-ĐT và phần thưởng cho 48 tấm gương giáo viên có nhiều cống hiến trong sự nghiệp giáo dục học sinh khuyết tật.
Năm 2018, Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2018 tuyên dương các nhà giáo đang dạy học sinh khuyết tật trong cơ sở giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và trung tâm bảo trợ xã hội thuộc Bộ LĐ, TB-XH, Bộ GD-ĐT. Sau 2 tháng kể từ khi phát động Chương trình (25/7 - 25/9/2018), Ban Tổ chức đã chọn ra 48 gương thầy cô giáo từ các tỉnh, thành phố; người nhiều tuổi nhất là thầy Vy Văn Vọng (sinh năm 1961, giáo viên Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) và người trẻ tuổi nhất là cô Đoàn Thị Nhật Phương (sinh năm 1990, giáo viên Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) và cô Nguyễn Thị Dang (sinh năm 1990, giáo viên trường Chuyên biệt Hy vọng Quy Nhơn, tỉnh Bình Định); người có thời gian tham gia dạy lâu năm nhất là cô Nguyễn Thị Thu Hiếu (giáo viên Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, tỉnh Thái Bình) dạy học là từ năm 1985 tới nay.
“Chia sẻ cùng thầy cô” là chương trình nhằm khơi dậy tinh thần xung kích, tình nguyện, sẵn sàng cống hiến trong thanh niên; ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy giáo, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ, đặc biệt là đóng góp của đội ngũ giáo viên đang công tác tại vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo nơi có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, dạy học sinh khuyết tật…
Thứ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Lê Tấn Dũng và ông Nguyễn Đình Tâm (trái ảnh) – Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Long tặng thưởng các thầy cô giáo
Tại chương trình, Ông Nguyễn Đình Tâm – Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Long, đại diện Ban tổ chức chia sẻ: “Bằng tình yêu thương và sự tận tâm, các thầy cô giáo đã đem đến niềm vui, sự tự tin hòa nhập cộng đồng cho những học trò kém may mắn. Công việc của họ gian khổ nhưng mang nhiều ý nghĩa cao đẹp.
Với những hỗ trợ thiết thực và sự tôn vinh xứng đáng, chương trình Chia sẻ cùng thầy cô mong muốn san sẻ những khó khăn và tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho các giáo viên dạy trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Suốt bốn năm qua, Chia sẻ cùng thầy cô luôn sáng bừng vì tình cảm thầy trò tròn đầy, nghị lực phi thường và sự tận tâm của các thầy cô giáo.
Chính các thầy cô giáo “cắm bản”, thầy cô nơi biển đảo, thầy giáo quân hàm xanh và thầy cô dạy các học trò kém may mắn đã kể thêm những câu chuyện cao đẹp về nghề giáo. Nhờ họ, xã hội càng trân trọng người thầy và tiếp nối truyền thống tôn sự trọng đạo tốt đẹp”.
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Ai cũng có thể cống hiến, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn - 26/11/2018 04:54
- Phó Thủ tướng Thường trực dự lễ tuyên dương học HSSV dân tộc thiểu số xuất sắc - 26/11/2018 04:51
- Bão số 9 tiếp tục mạnh lên và có thể đi qua TPHCM - 23/11/2018 04:25
- Quốc hội họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 6 - 20/11/2018 04:08
- Thủ tướng: Người thầy phải 'gieo mầm' những phẩm chất tốt đẹp - 20/11/2018 04:03
Các tin khác
- Taxi Hà Nội sẽ được quản theo vùng - 19/11/2018 05:29
- Việt Nam giành HCV Olympic Thiên văn học và Vật lý thiên văn - 13/11/2018 03:23
- Tăng mức tiền, quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi - 12/11/2018 10:21
- Tối 7/11, tại Hoàng thành Thăng Long, UBND TP. Hà Nội đã tổ chức chương trình "Lễ trao quyền đăng cai Giải đua F1 cho TP. Hà Nội" công bố việc Hà Nội đăng cai tổ chức Giải đua Công thức 1 (Formula One - F1). Được sự uỷ nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, Phó T - 08/11/2018 03:28
- Quốc hội chốt chỉ tiêu GDP 2019 tăng 6,6-6,8% - 08/11/2018 03:25