Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ . Trong đó, Bộ đề xuất quy định mới về .
Ảnh minh họa |
Cụ thể, theo Nghị định số 49/2013/NĐ-CP, bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, nguyên tắc khoảng cách giữa các bậc lương ít nhất 5% đã ảnh hưởng đến chính sách lương, cấu trúc thang, bảng lương của doanh nghiệp và không phù hợp với cơ chế thị trường. Nhiều doanh nghiệp xây dựng thang bảng lương theo thâm niên (để bảo đảm khoảng cách ít nhất 5%), dẫn đến không khuyến khích trả lương theo công việc mà trả theo thâm niên, người có thâm niên nhiều thì phải trả lương cao, chi phí đóng bảo hiểm xã hội cao (cùng làm một công việc nhưng doanh nghiệp phải trả lương, chi phí bảo hiểm cho người lao động làm 15 - 20 năm cao gấp 2 - 3 lần người mới vào làm việc). Thực trạng này dẫn đến doanh nghiệp không muốn sử dụng lao động có nhiều thâm niên, tìm nhiều cách để sa thải lao động để tuyển lao động mới.
Tại dự thảo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất 2 phương án sửa đổi quy định trên. Phương án 1: . Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng”.
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
Phương án 2: vẫn quy định khoảng cách mang tính định lượng, nhưng giảm mức từ 5% xuống 3% để tính tới bãi bỏ quy định này. Cụ thể, “Số bậc của thang lương, bảng lương do doanh nghiệp quyết định căn cứ vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. ”.
Trong điều kiện thị trường lao động, năng lực của công đoàn cơ sở, sức ép việc làm hiện nay thì cần có lộ trình thực hiện, vì vậy Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị chọn phương án 2.
Tin mới
- Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp - 07/03/2018 03:51
- Hội báo Toàn quốc 2018 sẽ khai mạc vào ngày 16/3 - 07/03/2018 03:46
- Phó Thủ tướng trò chuyện với các nhà khoa học nữ tương lai - 07/03/2018 03:43
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2018 - 06/03/2018 07:22
- Giảm giá cước kết nối cuộc gọi thoại giữa hai mạng di động từ 1/5/2018 - 06/03/2018 07:20
Các tin khác
- Bài viết của Thủ tướng về tình hình kinh tế vĩ mô - 01/03/2018 02:22
- Hôm nay (1/3), Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 2/2018 - 01/03/2018 02:20
- Xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo đều vượt chỉ tiêu - 28/02/2018 07:20
- Phân công chuẩn bị phiên họp của UBTVQH - 26/02/2018 07:14
- Nghị định 15: Từ quyết tâm của Chính phủ đến nỗ lực của Bộ Y tế - 26/02/2018 01:20