Thứ ba, 15 Tháng 8 2017 18:32

Thực hiện chương trình công tác 2017, trên cơ sở báo cáo của các Bộ, ngành, tổ chức xã hội liên quan đến người khuyết tật. ủy ban Quốc gia về người khuyết tật tổng hợp và đánh gia kết quả hoạt động 6 tháng và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm như sau:

+ Chính sách về NKT được sửa đổi, bổ sung: Theo báo cáo của Uỷ ban quốc gia về NKT, từ đầu năm 2017 đến nay, Quốc hội đã thông qua 04 đạo luật có lồng ghép các quy định liên quan đến NKT, với những chính sách thiết thực nhằm bảo vệ và trợ giúp NKT trong cuộc sống, tạo nên bước tiến mới thể chế, chính sách về NKT. Chính phủ và các Bộ ngành cũng đã bổ sung thêm 22 văn bản bao gồm các Nghị định, Thông tư, các Quyết định để triển khai, thực hiện các chính sách NKT. Nhờ đó đã tiếp tục tạo môi trường tương đối đồng bộ, đầy đủ, hoàn thiện cho việc triển khai các trợ giúp cho NKT. Bên cạnh đó, một số văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh và tổ chức thực hiện các chính sách liên quan đến NKT cũng đang được các Bộ, ngành soạn thảo, lấy ý kiến để ban hành trong thời gian tới.

82UBQGVNKT 1

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Trọng Đàm - Phó Chủ tịch UBQGVNKT phát biểu tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2017

 

+ Trợ giúp đời sống, cải thiện sinh hoạt: Với mục tiêu nâng cao hơn nữa đời sống, cải thiện sinh hoạt cho các đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có NKT, năm 2017, ngân sách Nhà nước đã cân đối, bố trí kinh phí cho ngân sách địa phương để triển khai thực hiện quy định trợ cấp xã hội hàng tháng ở cộng đồng, nuôi dưỡng tập trung trong cơ sở bảo trợ xã hội, nâng mức trợ c p xã hội theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP là 16.265 tỷ đồng. Việc chi trả trợ cấp cho NKT nặng và đặc biệt nặng cho các địa phương được thực hiện kịp thời, trên cơ sở đổi mới, cải cách phương thức chi trả thông qua một cơ quan độc lập là bưu điện nên cũng đã khắc phục được nhiều sai sót, hạn chế trong vấn đề duyệt chính sách cũng như trả tiền cho đối tượng.

+ Công tác tuyên truyền: Được các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức hết sức quan tâm, Bộ Tư pháp đã ban hành tờ gấp, các cơ quan truyền thông duy trì chuyên mục, chuyên đề về người khuyết tật. Hội bảo trợ Người tàn tật và trẻ mồ côi phát hành Tạp chí Người Bảo trợ, tổ chức “Một trái tim - Một thế giới” đã góp phần nâng cao nhận thức về người khuyết tật

+Các hoạt động chăm sóc y tế, giáo dục cho NKT: có nhiều chuyển biến đáng kể. Về hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe cho NKT được thực hiện chủ yếu bằng các hình thức cấp thẻ bảo hiểm y tế, phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và hỗ trợ dụng cụ trợ giúp.

+Về giáo dục: Hình thành hệ thống các trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập, mở rộng diện giáo dục hòa nhập. Các cơ sở giáo dục chuyên biệt được củng cố, các cấp học đều thu hút được NKT vào học tập. Về cơ bản, không còn rào cản trong vấn đề tuyển sinh, thi cử, xét tốt nghiệp hay cấp bằng với NKT.

82UBQGVNKT2

Người khuyết tật tiếp cận với giao thông công cộng

 

+Trong lĩnh vực dạy nghề, tạo việc làm đã có nhiều chuyển biến, tháo gỡ một số khó khăn cho NKT trong học nghề, việc làm, tiếp cận vốn cho NKT. Bộ LĐ-TBXH đã ban hành văn bản số 921, 922/LĐTBXH-TCDN hướng dẫn các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương trong việc thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017, trong đó bảo đảm NKT chiếm ít nhất 10% chỉ tiêu hỗ trợ đào tạo của địa phương, tăng cường công tác tuyên truyền về đào tạo nghề, tạo việc làm đối với lao động nông thôn, NKT.

+ Để hỗ trợ NKT tiếp cận giao thông, công trình công cộng, các địa phương tiếp tục thực hiện chính sách miễn giảm giá vé từ 25% - 100% cho NKT khi tham gia giao thông công cộng, lĩnh vực hàng không giảm 15% giá vé cho NKT, các hãng hàng không đều chấp nhận vận chuyển khách với các dịch vụ đặc biệt không thu phí Đến nay tỷ lệ đảm bảo tiếp cận đối với NKT đạt 63% cảng hàng không, 26% nhà ga đường sắt, 30% bến xe khách, 3,5% phương tiện vận tải hành khách công cộng.

Những tồn tại cần khắc phục

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai các chính sách trợ giúp NKT trong thời gian qua vẫn còn đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm như: một số Bộ, ngành và địa phương tiến độ triển khai Đề án trợ giúp NKT còn chậm, bố trí kinh phí thấp hoặc không bố trí. Nhiều địa phương chưa chủ động triển khai các chính sách về NKT, còn thụ động chờ hướng dẫn của Bộ, ngành như chế độ hỗ trợ cho giáo viên dạy khuyết tật, xây dựng định mức hỗ trợ dạy nghề cho NKT.

Việc tiếp cận giao thông, đi lại vẫn là một trong những rào cản lớn nhất hiện nay, nhất là ở những vùng nông thôn. Các công trình xây dựng từ trước không được quan tâm cải tạo đảm bảo tiếp cận cho NKT. NKT còn khó tiếp cận các hoạt động văn hóa, giải trí, thể dục thể thao ở cơ sở.

 Số lượng NKT tiếp cận sử dụng Internet thấp, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi. Mức trợ cấp xã hội cho NKT còn thấp; số lượng người khuyết tật được các cơ sở trợ giúp xã hội còn ít, cơ sở vật chất tại các cơ sở trợ giúp NKT còn thiếu thốn, nhất là trang thiết bị y tế phục hồi chức năng cho NKT , thiếu các dịch vụ trị liệu tâm lý.

Đặc biệt, công tác giám sát, đánh giá và thống kê, tổng hợp số liệu NKT còn nhiều bất cập, chưa phản ánh, cập nhật chính xác được quy mô và thực trạng người khuyết tật của cả nước và từng địa phương.

Để từng bước khắc phục những vướng mắc này, từ nay đến cuối năm 2017, ủy ban Quốc gia về NKT Việt Nam sẽ tiếp tục đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện Công ước của LHQ về quyền của NKT, Luật NKT, Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012 - 2020; phân tích và xây dựng báo cáo và công bố kết quả Điều tra quốc gia NKT năm 2016; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện dự án “Thúc đẩy quyền của NKT Việt Nam” do cơ quan Phát  triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ; tổ chức đoàn thể thao NKT Việt Nam tham dự các đại hội thể thao quốc tế dành cho NKT; tập trung duy trì mối quan hệ hợp tác về NKT với các đối tác song phương, đa phương trong khu vực và thế giới

 

 

Nguồn: Tạp chí Người Bảo trợ

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi