Tổng thống Nga Vladimir Putin đang đóng vai trò điều phối ván cờ địa chính trị ở Trung Đông, để đảm bảo người đồng minh Bashar al-Assad tiếp tục hiện diện trên bàn cờ.
Đó là nhận định của hai tác giả Derek Burney và Fen Osler Hampson (*) trong một bài bình luận đăng trên báo Globe and Mail.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Nga Vladimir Putin trò chuyện bên lề hội nghị G20 năm 2015.
Theo hai tác giả, Nga từ lâu đã tìm cách kiểm soát sự tiếp cận Biển Đen từ phía Địa Trung Hải. Đây không phải là một lựa chọn, do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát Eo biển Bosporus. Tiếp đó là các quyền căn cứ hải quân của Nga ở cảng Tartus, Syria, bởi Moscow có thể sẽ để mất nếu ông Assad bị hạ bệ.
Tuy nhiên, kỳ vọng của Nga không dừng lại ở Syria. Nước này lâu nay vẫn "chơi đẹp" với các nhà lãnh đạo Iran, ngay cả trước khi phương Tây quyết định dỡ bỏ cấm vận với Tehran theo thỏa thuận hạt nhân mới ký. Iran lại là một nước đối trọng với Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của liên minh quân sự NATO.
Nga cũng đang tranh thủ kết thân với Ảrập Xêút, nước đang cảm thấy bị Mỹ bỏ rơi sau khi Washington ký thỏa thuận hạt nhân và dỡ bỏ cấm vận đối với Iran.
Nga từ lâu còn lo lắng bất an trước sức hút của Liên minh châu Âu, đặc biệt là với Ukraina. Putin và các đồng minh của ông đã nổi giận với các đòn cấm vận mà Nga phải hứng chịu sau khi sáp nhập bán đảo Crưm khỏi miền đông Ukraina.
Các nỗ lực của phương Tây, đặc biệt là Mỹ, nhằm kiểm soát khủng hoảng ở Syria và các sự kiện trong khu vực không mang lại kết quả ngay từ đầu.
Sự ủng hộ Mỹ dành cho "các cánh quân nổi dậy ôn hòa" phản đối chế độ Assad trở nên vô hiệu, bởi vì các lực lượng này chưa bao giờ nhận được hỗ trợ cả về quân sự lẫn ngoại giao ở mức họ cần để chiến đấu chống ông Assad. Giờ đây, họ đã "biến mất", hoặc như chưa từng tồn tại, hoặc hòa vào các nhóm cực đoan như Mặt trận al-Nusra và Nhà nước Hồi giáo (IS).
Quan sát các sự kiện diễn ra, người ta có thể đi đến kết luận rằng, chính quyền Tổng thống Barack Obama đang dần buông tương lai của Syria vào tay Moscow, bởi Mỹ tin rằng đó là lựa chọn tốt nhất hiện có. Nhưng rõ ràng điều này sẽ làm xói mòn vai trò và ảnh hưởng của Mỹ, chưa kể danh tiếng của tất cả những nước tham gia vào liên minh chống IS.
(* Derek Burney là Đại sứ Canada tại Mỹ trong giai đoạn 1989-1993. Fen Osler Hampson là Giám đốc An ninh toàn cầu thuộc Trung tâm về Đổi mới Quản trị quốc tế).
Theo Vietnamnet
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Mỹ thừa nhận từng đưa vũ khí hạt nhân đến Nhật Bản - 20/02/2016 03:34
- Vì sao Trung Quốc ngang ngược triển khai tên lửa lên đảo Phú Lâm? - 19/02/2016 08:14
- Tổng thống Mỹ phê chuẩn các lệnh trừng phạt mới áp lên Triều Tiên - 19/02/2016 02:17
- Con trai Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ bị điều tra rửa tiền - 19/02/2016 02:12
- "Triều Tiên chuẩn bị tấn công Hàn Quốc" - 18/02/2016 12:18
Các tin khác
- Mỹ lên án Trung Quốc tăng cường quân sự hóa trên Biển Đông - 18/02/2016 02:49
- Úc-Trung Quốc “khẩu chiến” về Biển Đông - 17/02/2016 12:36
- Trừng phạt Triều Tiên thử tên lửa và hạt nhân: Quá khó và “nhờn thuốc” - 17/02/2016 01:08
- Thổ Nhĩ Kỳ không muốn Syria có được hòa bình - 17/02/2016 01:00
- Ông Obama hối thúc ngừng quân sự hóa Biển Đông - 17/02/2016 00:52