Thứ tư, 30 Tháng 12 2015 16:18

Trong địa chính trị, khi ngoại giao hòa hoãn không hiệu quả sẽ là lúc cần đến ngoại giao răn đe. Đây cũng chính là sự điều chỉnh chính sách của Mỹ ở Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường hoạt động trái phép ở khu vực này, theo nhận định của tạp chí Mỹ Huffington Post.

 

BienDong.My.nhandao

Trung Quốc đẩy nhanh xây dựng đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông. (Ảnh: AFP)


Tháng trước, trong một tín hiệu thể hiện quyết tâm tăng cường hiện diện ở Biển Đông, Mỹ đã điều một trong các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường vào khu vực 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Trường Sa.

 

Động thái này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc ngang nhiên đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo, tuyên bố chủ quyền phi lý ở hầu hết Biển Đông - tuyến hàng hải lưu thông khoảng 5.000 tỷ USD hàng hóa mỗi năm và được cho là có trữ lượng tài nguyên dầu và khí đốt khổng lồ. Trung Quốc hiện đã xây một đường băng phi pháp dài hơn 3km ở đây cùng với một tháp radar giám sát viện cớ "phòng vệ quân sự".

 

Để kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên, Trung Quốc có thể thực hiện chính sách ngoại giao "sức mạnh mềm" ở châu Phi và Mỹ Latinh, nhưng ở vùng biển châu Á-Thái Bình Dương này Trung Quốc đang thực thi ngoại giao súng ống. Trung Quốc một mặt kêu gọi các bên đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, mặt khác cũng đe dọa các bên yếu hơn và phản đối ASEAN làm trung gian đàm phán.

 

Kể từ vụ khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ, Trung Quốc đặt cược rằng Mỹ quá chú tâm vào cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan cũng như khủng hoảng kinh tế trong nước nên không thể đối trọng với Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

 

Tuy nhiên, những diễn biến gần đây cho thấy Trung Quốc đã lầm. Mỹ đã dùng chính sách ngoại giao hòa hoãn với hy vọng giải quyết tranh chấp ở khu vực. Tại Diễn đàn khu vực ASEAN tổ chức tại Hà Nội tháng 7/2010, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton nhấn mạnh lợi ích của Mỹ nằm ở việc tìm kiếm một giải pháp cho khu vực. Nhưng kêu gọi đó đã bị "bỏ ngoài tai", Trung Quốc tiếp tục xây căn cứ quân sự ở khu vực.

 

Mỹ buộc phải chuyển chiến lược ngoại giao từ hòa hoãn sang răn đe. Cụ thể, năm ngoái, Mỹ đã ký kết một thỏa thuận mang tính bước ngoặt với Úc, theo đó các tàu chiến của Mỹ được phép đồn trú tại các căn cứ quân sự của Úc. Mỹ cũng tìm cách kéo Myanmar xa dần Trung Quốc với việc thiết lập lại quan hệ ngoại giao với Myanmar, thúc đẩy cải cách dân chủ ở đây. Ngoài ra, Mỹ cũng xây các tuyến đường nối ở Lào và Campuchia để thử thách Trung Quốc.

 

Thực tế, Mỹ không còn lựa chọn nào khác ngoài thúc đẩy chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, nhất là khi ASEAN vẫn còn bị chia rẽ, để có thể tạo liên minh đối trọng Trung Quốc. Mỹ phải tìm cách tái cân bằng lực lượng trong khu vực, đồng nghĩa với việc có thể kéo theo rủi ro đối đầu

 

Ứng viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton được cho là hiểu rất rõ về chiến lược này. Bà đã lên tiếng ủng hộ chiến lược xoay trục sang châu Á khi còn làm Ngoại trưởng Mỹ. Trong một bài bình luận đăng trên tạp chí Foreign Policy, bà Hillary từng nhấn mạnh: "Tương lai chính trị nằm ở châu Á, không phải Afghanistan hay Iraq, và Mỹ phải là trung tâm hành động".

 

Tạp chí National Interest bình luận, nếu bà Hillary trở thành tổng thống Mỹ, bà sẽ nhanh chóng tìm cách giải quyết các thách thức trong khu vực trong nỗ lực nhằm củng cố vị thế của Mỹ và hồi sinh chính sách xoay trục mà bà từng dẫn dắt.

 

Theo Huffington Post

 

PLG_CONTENT_SHOWTAGS_TITLE Trung Quốc , Mỹ , sách lược , Biển Đông , thay đổi

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi