Từ 1/10, cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải tại Nghị định số 56/2022/NĐ-CP giảm 4 đầu mối trực thuộc Bộ so với quy định tại Nghị định số 12/2017/NĐ-CP (từ 27 đầu mối xuống còn 23 đầu mối).
Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24/8/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có hiệu lực từ ngày 1/10/2022.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ GTVT gồm 2 nhóm chính
Về cơ bản, Nghị định số 56/2022/NĐ-CP kế thừa những nội dung còn phù hợp trong Nghị định số 12/2017/NĐ-CP, đồng thời có sửa đổi, bổ sung một số nội dung cho thống nhất với quy định hiện hành cũng như tình hình thực tế. Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ GTVT gồm 2 nhóm chính:
1- Nhóm nhiệm vụ, quyền hạn chung: đã thể hiện bao quát các nhiệm vụ (về xây dựng văn bản pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cải cách hành chính, dịch vụ công…) theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 và Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ.
2- Nhóm nhiệm vụ cụ thể của Bộ GTVT theo ngành, lĩnh vực, trong đó đã thể hiện nội dung phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ với Bộ, ngành và giữa Bộ, ngành với chính quyền địa phương cấp tỉnh, bảo đảm đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu Bộ trong quản lý nhà nước về lĩnh vực GTVT.
Giảm 4 đầu mối trực thuộc Bộ
Cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT tại Nghị định số 56/2022/NĐ-CP đã giảm 4 đầu mối trực thuộc Bộ so với quy định tại Nghị định số 12/2017/NĐ-CP (từ 27 đầu mối xuống còn 23 đầu mối). Trong đó:
+ Hợp nhất Vụ Khoa học - Công nghệ với Vụ Môi trường thành Vụ Khoa học – Công nghệ và Môi trường.
+ Tổ chức lại 3 Vụ: Kết cấu hạ tầng giao thông, Vận tải, An toàn giao thông thành 2 Vụ, theo đó giải thể Vụ An toàn giao thông.
+ Sáp nhập Vụ Đối tác công - tư vào Vụ Kế hoạch - Đầu tư.
+ Tổ chức lại Tổng cục Đường bộ Việt Nam thành Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam.
+ Chuyển Vụ Quản lý doanh nghiệp và Cục Y tế GTVT vào điều khoản chuyển tiếp (Vụ Quản lý doanh nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi Bộ Giao thông vận tải hoàn thành việc tái cơ cấu Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; Cục Y tế Giao thông vận tải tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi Bộ Giao thông vận tải hoàn thành việc bàn giao nguyên trạng các cơ sở y tế thuộc Cục Y tế Giao thông vận tải về địa phương quản lý và Trung tâm Y tế - Môi trường lao động Giao thông vận tải được thành lập theo quy định tại Quyết định số 1922/QĐ-TTg ngày 25/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ)
Ngoài ra, bỏ Phòng Thống kê - Tổng hợp thuộc Vụ Kế hoạch - Đầu tư (không còn phòng trong Vụ thuộc Bộ).
Tin mới
- Công dân bị thu hồi sổ hộ khẩu giấy trong trường hợp nào? - 22/09/2022 06:29
- Hà Nội nghiêm cấm công chức can thiệp xử lý vi phạm giao thông - 20/09/2022 02:16
- Bảo hộ công dân Việt Nam thoát khỏi một cơ sở kinh doanh ở Campuchia - 18/09/2022 13:10
- Chính phủ yêu cầu bãi bỏ ngay quy định phải xuất trình sổ hộ khẩu - 16/09/2022 06:30
- 7 cách để sử dụng thông tin công dân thay cho sổ hộ khẩu - 14/09/2022 07:53
Các tin khác
- Hỗ trợ 100% học phí cho học sinh mầm non, phổ thông các xã miền núi - 13/09/2022 04:15
- Từ 15/9, bổ sung thông tin “Nơi sinh” vào hộ chiếu mẫu mới - 13/09/2022 00:57
- 7 cách sử dụng thông tin công dân thay cho sổ hộ khẩu - 09/09/2022 05:15
- Chuẩn bị hỗ trợ giáo viên mầm non bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 - 07/09/2022 03:52
- Từ 1/10, thay đổi mức đóng bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc với người sử dụng lao động - 30/08/2022 03:35