Hiện nay, trên mạng xã hội liên tiếp xuất hiện các tài khoản được tạo lập giả mạo các tổ chức thiện nguyện nhằm mục đích lừa đảo tiền từ thiện.
Theo các chuyên gia về luật, đây là thủ đoạn rất tinh vi và chuyên nghiệp, để xử nghiêm, cần áp dụng nhiều tình tiết tăng nặng.
Xuất hiện nhiều tài khoản giả mạo, lừa đảo tiền tỷ
Mới đây, Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (thuộc Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết trên mạng xã hội Facebook xuất hiện tài khoản “Bái Đính Chùa” sử dụng ảnh đại diện giống và dễ gây nhầm lẫn với tài khoản mạng xã hội của chùa Bái Đính (đã có tích xanh chính chủ).
Tài khoản này thường xuyên đăng tải thông tin về những người cần giúp đỡ lên mạng xã hội facebook, rồi kêu gọi các nhà hảo tâm chuyển tiền quyên góp đến một số tài khoản cá nhân.
Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam khẳng định đây là tài khoản giả mạo facebook của chùa Bái Đính và khuyến cáo mọi người cần tìm hiểu kỹ thông tin khi quyên góp từ thiện thông qua mạng xã hội. “Vụ việc sẽ được chuyển tới cơ cơ quan chức năng để xem xét xử lý theo quy định pháp luật”-Trung tâm này cho biết.
Đáng quan tâm, thủ đoạn trên không phải mới xuất hiện gần đây, mà thời gian qua trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều tài khoản facebook, Fanpage giả mạo các tổ chức thiện nguyện, với danh nghĩa hoạt động từ thiện để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của các nhà hảo tâm. Và Bộ Công an cũng từng lên tiếng cảnh báo người dân nâng cao cảnh giác để tránh bị lừa đảo, trục lợi.
Tài khoản giả mạo này sử dụng ảnh đại diện giống và dễ gây nhầm lẫn với tài khoản mạng xã hội của Chùa Bái Đính.
Nhiều tình tiết tăng nặng
Theo luật sư Trần Viết Hà - Luật sư Thành viên Công ty Luật TNHH MTV Nam Sơn - Đoàn Luật sư TP. HCM: Thời gian gần đây liên tiếp xuất hiện các vụ việc lừa đảo thông qua việc lập các trang mạng xã hội như ủng hộ bão lụt miền Trung hay hiện tại là quyên góp chống dịch.
Đây là một loại tội phạm rất tinh vi, lợi dụng chính sách tự do thông tin và công nghệ và đánh vào tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của người Việt để phạm tội.
Nếu không kịp thời ngăn chặn, xử phạt nghiêm khắc thì đây sẽ là “miếng mồi ngon” cho kẻ xấu tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội.
Luật sư Hà phân tích, việc sử dụng mạng xã hội, mạng internet để lập các fanpage lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có thể còn bị áp dụng thêm nhiều tình tiết tăng nặng như phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt...
Ngoài ra, hiện nay khi xã hội 4.0 phát triển tội phạm liên quan đến mạng máy tính cũng xuất hiện nhiều chiêu trò lừa đảo mới như chiếm đoạt tài khoản cá nhân của người khác hay sử dụng các thông tin thẻ ngân hàng, lừa đảo trong thanh toán điện tử, giả danh chuyển tiền từ nước ngoài về hay kinh doanh đa cấp...
Các hành vi này cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290 Bộ luật Hình sự)”, với mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 20 năm tù.
Tin mới
- Cho phép 3 tổ chức kiểm định giáo dục nước ngoài hoạt động tại Việt Nam - 20/06/2021 03:01
- Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm bị phạt tới 400 triệu đồng - 17/06/2021 11:53
- Khẩu trang dùng xong vứt bừa bãi, sẽ bị phạt nặng - 11/06/2021 02:46
- Đề xuất lao động nữ tham gia BHXH tự nguyện khi sinh con được hưởng trợ cấp - 10/06/2021 03:04
- Thủ tướng phê duyệt chương trình quốc gia về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng - 02/06/2021 12:12
Các tin khác
- Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT theo định suất từ 1/7 - 08/05/2021 02:31
- Đề xuất mới về nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức - 29/03/2021 11:32
- Sửa đổi liên quan đến đình chỉ thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT - 25/03/2021 04:00
- Những đối tượng nào được cấp thẻ BHYT theo mẫu mới để sử dụng từ ngày 1/4? - 24/03/2021 04:17
- Đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp từ 1/1/2022 - 19/03/2021 11:53