Sau khi xem xét kỹ lưỡng, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ công nhận và cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với 2.204 liệt sĩ, trên 2.600 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Những hồ sơ không đủ điều kiện đã được kết luận rõ và giải thích cho đối tượng thấu tình, đạt lý. Đối với những hồ sơ cần tiếp tục bổ sung hoàn thiện sẽ xem xét giải quyết dứt điểm vào trước 31/7/2021.
Trong giai đoạn 2016-2020, Cục đã thẩm định trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận và cấp bằng Tổ quốc ghi công đối với 3.847 liệt sĩ, cấp đổi lại hơn 90.000 bằng Tổ Quốc ghi công; tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn địa phương trong thực hiện công tác xác nhận người có công với cách mạng, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, đồng thời chấn chỉnh, xử lý những dấu hiệu vi phạm.
Đối với những hồ sơ cần tiếp tục bổ sung hoàn thiện sẽ xem xét giải quyết dứt điểm vào trước 31/7/2021. Ảnh minh họa.
Trên cơ sở kết quả Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tại các bộ, ngành, địa phương còn có khoảng 28.500 trường hợp tự kê khai là người có công chưa được hưởng chính sách ưu đãi. Để xem xét, giải quyết dứt điểm, từ năm 2016, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã yêu cầu các địa phương rà soát, báo cáo số liệu hồ sơ người có công còn tồn đọng. Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, cả nước có trên 5.900 hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh còn tồn đọng.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo giải quyết thí điểm hồ sơ tồn đọng tại 5 tỉnh, thành phố: Bắc Kạn, Lai Châu, Thái Bình, Long An và Đà Nẵng, sau đó bổ sung thêm 4 tỉnh: Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Tiền Giang để rút kinh nghiệm, làm cơ sở triển khai trên diện rộng.
Kết quả tại 09 tỉnh, thành phố triển khai trong đợt thí điểm, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và Tổ công tác Trung ương đã thống nhất đề nghị xác nhận 86 trường hợp người có công với cách mạng, bao gồm: 75 liệt sĩ (trong đó có 57 liệt sĩ thời kỳ chống Pháp, 18 liệt sĩ thời kỳ chống Mỹ) và 11 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh thời kỳ chống Mỹ.
Đến 31/12/2017, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các địa phương tập trung xem xét, giải quyết đối với 5.900 hồ sơ tồn đọng tại các địa phương. Từ kết quả trên, năm 2018 đến năm 2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục triển khai Quyết định 408/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng theo hướng mở rộng phạm vi giải quyết đến các cấp, ngành, huyện, xã và trong nhân dân, đã tiếp nhận 822 hồ sơ.
Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 tương đối toàn diện, ngoài trợ cấp thường xuyên còn có chế độ chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi trong y tế, giáo dục đào tạo, sản xuất kinh doanh, việc làm. Đời sống của người có công không ngừng được nâng lên, mức chuẩn trợ cấp hàng tháng tăng từ 1.318.000 đồng năm 2015 lên mức 1.624.000 đồng năm 2020.
Tin mới
- Những đối tượng nào được cấp thẻ BHYT theo mẫu mới để sử dụng từ ngày 1/4? - 24/03/2021 04:17
- Đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp từ 1/1/2022 - 19/03/2021 11:53
- Tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 360.000 đồng/tháng từ 1/7/2021 - 17/03/2021 08:42
- Nhiều điểm mới về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - 05/03/2021 10:57
- Chính sách có hiệu lực từ tháng 3: Gần 2.000 nghề, công việc nghỉ hưu sớm - 28/02/2021 10:10
Các tin khác
- Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm quy định về phòng chống dịch COVID-19 - 20/02/2021 11:14
- 16 đơn vị được tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ - 18/02/2021 06:47
- Hà Nội: Mức xử phạt liên quan COVID-19, cao nhất lên đến tù chung thân - 07/02/2021 10:18
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2021 - 03/02/2021 00:04
- Nâng tiền bồi thường bảo hiểm xe cơ giới lên 150 triệu đồng/người/vụ - 24/01/2021 22:18