Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên triển khai chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số giáo viên, cha mẹ học sinh, chương trình, sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 còn có những khó khăn trong quá trình tổ chức dạy và học.
Qua kiểm tra, khảo sát ở một số địa phương, Bộ GD&ĐT đánh giá, các nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình lớp 1 phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ sở; các giáo viên dạy lớp 1 bước đầu đã áp dụng được các phương pháp, kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; nề nếp dạy học đã từng bước ổn định. Điều này tạo được sự chủ động, tự tin trong học tập cho học sinh lớp 1 đối với hầu hết các môn học/hoạt động giáo dục theo chương trình, sách giáo khoa mới.
Với học sinh lớp 1, thời khóa biểu cần bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa các môn học/hoạt động giáo dục, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.
Để hỗ trợ các nhà trường, giáo viên triển khai thực hiện hiệu quả chương trình phổ thông mới, sách giáo khoa lớp 1 mới, Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi các Sở GD&ĐT yêu cầu tăng cường chỉ đạo thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học.
3 nội dung cụ thể được Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT thực hiện nghiêm, đó là:
Thứ nhất, chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện chương trình lớp 1 theo hướng phân bổ hợp lý về nội dung và thời lượng dạy học giữa các môn học/hoạt động giáo dục. Kế hoạch này không gây quá tải, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình mới được xây dựng theo hướng mở, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học, đặc biệt “không giao thêm bài tập về nhà cho học sinh”.
Thời khóa biểu cần bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa các môn học/hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1.
Thứ hai, các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực người học. Việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1315/BGDĐT-GDTH về Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện CT GDPT cấp tiểu học. Song song với đó, các nhà trường tăng cường trao đổi thông tin để cha mẹ học sinh nắm được yêu cầu đổi mới của chương trình và đồng hành cùng nhà trường thực hiện hiệu quả chương trình.
Thứ ba, các Sở GD&ĐT phải tăng cường dự giờ, thăm lớp, hỗ trợ thường xuyên cho giáo viên trong quá trình triển khai thực hiện chương trình. Sở chủ động phối hợp với các nhà xuất bản, cơ sở đào tạo giáo viên trong công tác bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên một cách phù hợp.
Trong quá trình triển khai thực hiện, các Sở GD&ĐT tăng cường nắm bắt thông tin phản ánh từ các nhà trường, giáo viên và phụ huynh học sinh để trao đổi, cung cấp thông tin, giải đáp kịp thời và tổng hợp các ý kiến phản ánh về Bộ GD&ĐT theo quy định.
Tin mới
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2020 - 31/10/2020 00:12
- Hà Nội xử phạt người dân không đeo khẩu trang ở nơi công cộng - 24/10/2020 10:17
- Đề xuất mở rộng đối tượng tuyển sinh cao đẳng nghề - 17/10/2020 09:23
- Vi phạm quy định về cải chính trên báo chí bị phạt đến 20 triệu đồng - 12/10/2020 02:49
- Sửa khung giá nước sạch, đảm bảo quyền lợi người dân - 07/10/2020 00:37
Các tin khác
- Đề xuất nhiều quy định mới về thời gian làm việc, nghỉ ngơi từ năm 2021 - 05/10/2020 03:42
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2020 - 03/10/2020 04:14
- Chính sách phát triển giáo dục mầm non - 11/09/2020 08:46
- Những trường hợp nghỉ hưu sớm được hưởng nguyên lương hưu từ 2021 - 10/09/2020 07:06
- Thủ tướng phê duyệt thông qua Chương trình hỗ trợ người khuyết tật giai đoạn 2021 – 2030 - 08/09/2020 07:43