Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp. Trong đó nêu rõ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp.
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I) có nhiệm vụ: Giảng dạy lý thuyết hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành từ trình độ sơ cấp đến trình độ cao đẳng; giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp cho người học thông qua quá trình giảng dạy; đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học; hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định; hướng dẫn người học làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có); hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp…
Về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, giảng viên dạy lý thuyết có bằng tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy; giảng viên vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành có bằng tốt nghiệp thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng; đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm; có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2); có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I).
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II) có nhiệm vụ: Giảng dạy lý thuyết hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành từ trình độ sơ cấp đến trình độ cao đẳng; giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp cho người học thông qua quá trình giảng dạy; đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học; hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định; hướng dẫn người học làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có); hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp; bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chủ trì hoặc tham gia biên soạn hoặc thẩm định các chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy…
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Giảng viên dạy lý thuyết có bằng tốt nghiệp thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy; giảng viên vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm trở lên chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng; đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm; có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1); có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II).
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III) có nhiệm vụ giảng dạy lý thuyết trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp; giảng dạy trình độ sơ cấp; giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp cho người học thông qua quá trình giảng dạy; đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học; hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định; hướng dẫn người học làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có); luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp…
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm trở lên chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy; đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm; có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2); có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III).
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III) có nhiệm vụ giảng dạy thực hành trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp; giảng dạy trình độ sơ cấp; giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp cho người học thông qua quá trình giảng dạy; đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học…
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp để dạy thực hành trình độ cao đẳng; đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm; có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2); có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III).
Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/8/2018.
Tin mới
- Cổ phần hóa DNNN: Mới khoảng 8% số vốn được bán ra - 10/08/2018 02:50
- Sửa quy định những người là công chức - 18/07/2018 06:56
- Quy định mới về trợ cấp người có công với cách mạng - 16/07/2018 02:49
- Quy định về phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế - 06/07/2018 03:01
- Sửa đổi một số mục tiêu về bình đẳng giới - 05/07/2018 02:49
Các tin khác
- Tăng mức tiền, quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi - 25/06/2018 02:44
- Đề xuất điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản - 20/06/2018 02:48
- Đề xuất thời hạn giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác - 18/06/2018 03:03
- Dành hơn 355,4 tỷ đồng tặng quà cho người có công - 13/06/2018 06:18
- Luật An ninh mạng có hiệu lực từ 1/1/2019 - 12/06/2018 06:29