Tại dự thảo hướng dẫn về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp đã đề xuất 4 trường hợp thụ lý ngay theo quy định của khoản 4 Điều 30 Luật Trợ giúp pháp lý.
Ảnh minh họa |
Cụ thể, 4 trường hợp bao gồm: 1-Dưới 10 ngày làm việc trước khi hết thời hiệu khởi kiện; 2- Dưới 10 ngày làm việc trước khi đến ngày xét xử theo quyết định đưa vụ án ra xét xử; 3- Các vụ án chỉ định người bào chữa mà cơ quan tiến hành tố tụng chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; 4- Các trường hợp tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý do người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý quyết định.
Theo dự thảo, người tiếp nhận tiến hành thụ lý ngay đối với yêu cầu trợ giúp pháp lý nêu trên. Việc thụ lý được thực hiện như sau: Người tiếp nhận ghi vào Sổ theo dõi, thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý (theo mẫu) và tạo hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý trên hệ thống quản lý vụ việc trợ giúp pháp lý. Thời điểm thụ lý được tính từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được ghi vào Sổ theo dõi, thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý. Khi thụ lý người tiếp nhận sao chụp 1 bản từ bản chính hoặc tiếp nhận bản sao chụp có đối chiếu với bản chính hoặc tiếp nhận bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý. Trong trường hợp vì lý do khách quan mà không thể có bản sao chụp từ bản chính thì người tiếp nhận thụ lý nhưng phải ghi lại ký hiệu, số, ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp giấy tờ đó vào phần dưới đơn và yêu cầu người được trợ giúp pháp lý gửi sau.
Bên cạnh đó, người tiếp nhận hướng dẫn người yêu cầu trợ giúp pháp lý cung cấp bổ sung các giấy tờ, tài liệu cần thiết trong thời hạn quy định.
Về thời hạn người yêu cầu trợ giúp pháp lý cung cấp bổ sung các giấy tờ, tài liệu cần thiết, dự thảo đề xuất 2 phương án như sau:
Phương án 1: Trong thời hạn 10 ngày từ khi vụ việc được thụ lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp, bổ sung các giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý hoặc các giấy tờ, tài liệu chứng minh có vụ việc trợ giúp pháp lý.
Phương án 2: Trong thời hạn là 5 ngày làm việc từ khi vụ việc được thụ lý.
Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không cung cấp được giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý hoặc giấy tờ, tài liệu chứng minh có vụ việc trợ giúp pháp lý thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 37 của Luật Trợ giúp pháp lý.
Việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý được tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu trợ giúp pháp lý (theo mẫu).
Tin mới
- Bảy nhiệm vụ, giải pháp cải cách tiền lương - 23/05/2018 03:15
- Tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2018 - 22/05/2018 04:58
- Đề xuất 88 công việc cấm sử dụng người chưa thành niên - 21/05/2018 03:33
- Miễn, giảm giá vé cho các đối tượng chính sách khi đi tàu - 18/05/2018 02:40
- Quản lý hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội - 14/05/2018 07:04
Các tin khác
- Đề xuất Danh mục thuốc đấu thầu - 09/05/2018 02:54
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2018 - 07/05/2018 02:56
- 8 đề xuất cải cách BHXH trình Trung ương - 07/05/2018 02:53
- Lấy ý kiến cử tri về thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính - 27/04/2018 04:00
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2018 - 03/04/2018 03:34