Việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên hàng năm dựa trên chỉ tiêu tiết kiệm tại Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ hàng năm.
Ảnh minh họa |
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 129/2017/TT-BTC quy định tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên.
Theo đó việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên hàng năm dựa trên các căn cứ sau: Chỉ tiêu tiết kiệm tại Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ hàng năm.
Số kinh phí tiết kiệm được xác định trên cơ sở so sánh số chi thực tế với dự toán chi thường xuyên đã được duyệt của các nhiệm vụ đã hoàn thành trong năm ngân sách và đảm bảo chất lượng, trong đó: Số liệu dự toán chi thường xuyên là số dự toán chi thường xuyên được giao sử dụng trong năm (bao gồm số dự toán được giao đầu năm, số dự toán được bổ sung trong năm và số dư dự toán năm trước được phép chuyển sang năm sau). Số liệu dự toán bao gồm số liệu dự toán tổng thể và số liệu dự toán chi tiết đối với từng tiêu chí đánh giá.
Số chi thực tế là số chi mà đơn vị làm thủ tục thanh toán thực chi với Kho bạc Nhà nước gắn với việc hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm ngân sách của cơ quan, đơn vị, bao gồm: Số thanh toán thực chi đến hết ngày 31/12 của năm đánh giá cộng với số chi mà đơn vị dự kiến thanh toán với Kho bạc Nhà nước trong thời gian chỉnh lý quyết toán.
Việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên hàng năm cũng dựa trên việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong chi thường xuyên theo quy định của pháp luật; việc thực hiện tinh giản biên chế hành chính và biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước; giảm số hợp đồng lao động không đúng quy định trong đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các đơn vị đã tự chủ tài chính); việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Theo Thông tư, việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên được xác định trên 3 nội dung với thang điểm tối đa là 100 điểm. Cụ thể, kết quả tiết kiệm đối với một số chỉ tiêu cụ thể trong chi thường xuyên: Thang điểm tối đa là 70 điểm.
Kết quả tiết kiệm kinh phí chi thường xuyên được giao thực hiện chế độ tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và kết quả tiết kiệm kinh phí quản lý hành chính giao thực hiện chế độ tự chủ đối với cơ quan nhà nước theo cơ chế tài chính được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định (loại trừ số kinh phí đã thực hiện tiết kiệm để cải cách tiền lương): Thang điểm tối đa là 30 điểm.
Đánh giá việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong chi thường xuyên (điểm trừ).
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2018. Việc chấm điểm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên quy định tại Thông tư này thực hiện từ năm ngân sách 2018.
Tin mới
- Đề nghị sửa đổi quy định về tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam - 26/01/2018 07:07
- Bộ Công Thương lưu ý người tiêu dùng khi mua xe ô tô - 26/01/2018 03:03
- Tạo điều kiện để người khuyết tật, dân tộc thiểu số tiếp cận thông tin - 26/01/2018 02:52
- Tiêu chuẩn chăm sóc tại cơ sở trợ giúp xã hội - 25/01/2018 06:59
- Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội 5% - 25/01/2018 06:58
Các tin khác
- Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh triển khai bắt buộc đội mũ bảo hiểm - 22/01/2018 04:22
- Thủ tướng phê duyệt Đề án Cơ cấu lại đầu tư công - 16/01/2018 07:37
- Hạn mức thẻ tín dụng tối đa là 1 tỷ đồng - 16/01/2018 07:33
- Bộ luật Hình sự đã bổ sung tội danh trốn đóng BHXH - 16/01/2018 04:52
- Tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp - 15/01/2018 06:58