Quảng Trị: Gấp rút hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ

Hiện tại các khu vực ngập lụt nặng nhất là các xã Vĩnh Long, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thủy, (huyện Vĩnh Linh), chính quyền đang gấp...
Thứ năm, 08 Tháng 10 2015 08:59

Chế biến đồ ăn dặm có nên thêm muối, nước mắm không và sẽ có ảnh hưởng gì đến dinh dưỡng của bé luôn là vấn đề gây tranh cãi cho các bậc cha mẹ.

 

Nhiều mẹ nghĩ rằng nếu thêm chút mắm, muối vào đồ ăn dặm sẽ khiến món ăn đậm đà và kích thích vị giác của con. Nhưng thật ra đó là việc hoàn toàn sai. Các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe trẻ em vẫn luôn khuyên các bà mẹ không nên cho muối vào đồ ăn dặm bởi nó sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho bé.

 

Trẻ sơ sinh ăn muối sẽ nguy hại đến thận và tim mạch, não bộ

 

Khi mẹ bắt đầu cho con ăn dặm, thường là vào thời điểm 6 tháng tuổi, thận của trẻ vẫn chưa hoàn thiện để tiêu hóa lượng muối ăn vào. Việc trẻ ăn quá nhiều muối sẽ càng có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, não và cao huyết áp sau này.

 

Cơ thể trẻ là một bộ máy còn non nớt và thận lại là một trong những bộ phận mỏng manh nhất. Khi bị làm việc quá tải, thận sẽ rất dễ không lọc hết được lượng muối trẻ tiếp nhận vào. Từ đó, muối đọng lại trong máu tích tụ lâu dần sẽ gây tổn hại cơ thể và não bộ.

 

Nhandao andam

 

Việc thêm muối vào đồ ăn dặm không tốt cho dinh dưỡng của bé. Ảnh minh họa


Thực phẩm chế biến sẵn trẻ hay ăn đều chứa muối

 

Muối có tác dụng tạo vị ngon cho món ăn, bảo quản thức ăn được lâu và một số loại thực phẩm khi chế biến lại không thể thiếu muối. Do đó, khi sản xuất, các hãng thực phẩm cũng đã cho rất nhiều muối vào sản phẩm của mình. Có thể kể đến một số loại thực phẩm chế biến sẵn mà trẻ hay ăn như: pho mát, thịt nguội, xúc xích, mì ăn liền, ngũ cốc ăn liền, sốt salat, bánh mì, hải sản đông lạnh, bột ca cao, đậu phụ, bơ, snack, bánh quy...

 

Lượng muối trẻ sơ sinh cần là vô cùng nhỏ (không nhiều hơn 1gram một ngày cho đến 12 tháng tuổi). Đối với những trẻ bú mẹ, trong sữa mẹ đã có thành phần muối phù hợp với bé. Sữa công thức cũng được bổ sung một lượng muối có tỷ lệ y hệt sữa mẹ. Do đó, với trẻ sơ sinh dưới 1 năm tuổi, khi sữa vẫn là nguồn thức ăn chủ yếu, lượng muối trẻ nhận được mỗi ngày qua sữa là hoàn toàn đủ cho hoạt động của cơ thể.

 

Thức ăn nhạt có khiến trẻ chán ăn

 

Mẹ nếm thử thức ăn của bé sẽ cảm thấy "vô vị" bởi vị giác của chúng ta đã quen với việc phải có muối. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, vị giác của các con chỉ như "tờ giấy trắng" không hề biết rằng thức ăn sẽ "có thể" ngon hơn nếu có muối.

 

Mặt khác, thức ăn "không muối" không có nghĩa rằng chúng "không hương vị". Mẹ hoàn toàn có thể sử dụng các gia vị tự nhiên khác để thay thế muối cho bé như tỏi, gừng, quế, bạc hà, vani, hạt tiêu, hành, hẹ... để làm cho đồ ăn của bé ngon hơn.

 

Theo VQ

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi