Quảng Trị: Gấp rút hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ
SKĐS - Một vấn đề trong điều trị tiêu chảy do Rotavirus cho trẻ là có nhiều người mong con mau khỏi bệnh đã vội vã cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy khi mới mắc bệnh.
Một vấn đề trong điều trị tiêu chảy do Rotavirus cho trẻ là có nhiều người mong con mau khỏi bệnh đã vội vã cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy khi mới mắc bệnh. Điều này vô tình đã khiến trẻ ở trong tình trạng nguy hiểm.
Tiêu chảy là tình trạng thường gặp ở trẻ em, trong đó tác nhân gây tiêu chảy do Rotavirus nguy hiểm hơn tiêu chảy do các nguyên nhân khác. Trẻ mắc tiêu chảy do Rotavirus thường bị nôn, sau đó đi ngoài, sốt vừa phải. Trẻ nôn rất nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu đi tiêu lỏng. Phân lúc đó sẽ toàn nước, có thể có màu xanh, đờm nhớt nhưng không có máu. Do bị nôn và đi tiêu lỏng nhiều (có thể đi hơn 20 lần trong ngày) nên trẻ rất dễ bị mất nước và chất điện giải, nhanh chóng khô kiệt, có thễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị, chăm sóc kịp thời.
Mô hình cấu trúc Rotavirus gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em.
Khi trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus thì việc cần làm là dùng dung dịch oresol để bù nước và điện giải trước khi nghĩ đến chuyện cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy. Hiện nay có nhiều loại gói và viên oresol khác nhau. Có loại pha trong 200ml, có loại pha trong 250ml, có loại pha trong 1 lít nước... Vì vậy, cần phải chuẩn bị dụng cụ đong nước cho phù hợp với các hướng dẫn ghi trên gói oresol. Rửa tay trước khi pha oresol và sử dụng các dụng cụ sạch để đựng. Dung dịch oresol đã pha chỉ dùng trong 24 giờ. Khi cho trẻ uống oresol cần chú ý: với trẻ dưới 2 tuổi cho uống từng thìa nhỏ cách nhau 1-2 phút.
Trẻ lớn hơn cho uống từng ngụm bằng cốc. Nếu trẻ nôn, cho trẻ uống từng thìa, chậm hơn. Nếu không có oresol thì có thể cho trẻ uống nước cháo, nước đun sôi để nguội hoặc các loại nước sạch khác như nước dừa hoặc nước hoa quả tươi nhưng không được pha thêm đường. Nếu đã bù oresol đường uống đúng cách mà trẻ vẫn nôn quá nhiều, có dấu hiệu mất nước (mệt, kêu khát nước, đái ít...) thì nên cho trẻ đến bệnh viện để có chỉ định bù nước bằng truyền dịch, phòng nguy cơ mất nước nặng, rất nguy hiểm cho trẻ.
Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy (smectite intergrade, berberin, loperamid...) cho trẻ vì khi bị tiêu chảy, cơ thể cần thải trừ hết virut, độc tố. Các thuốc cầm tiêu chảy có tác dụng làm giảm nhu động ruột nên giảm số lần đi ngoài. Khi đó trẻ vẫn bị tiêu chảy nhưng các tác nhân gây bệnh lại bị thải hồi rất chậm, làm cho bệnh càng thêm kéo dài, thậm chí nặng hơn. Phân không tống xuất ra ngoài được, ứ lại trong ruột sinh đầy hơi, trướng bụng, trẻ càng nôn nhiều, thậm chí làm viêm ruột, tắc ruột, dẫn đến tử vong.
Mặt khác, không nên tự ý cho trẻ dùng kháng sinh hay các loại men sinh học để điều trị tiêu chảy do Rotavirus. Vì khi trẻ đang tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đường ruột đang bị tổn thương, không thể hấp thu được thuốc. Hơn nữa, kháng sinh không trị được virut. Nên việc dùng thuốc không có tác dụng mà đôi khi còn gây ngộ độc khi cơ thể trẻ đang rất yếu ớt. Việc dùng thuốc phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của thầy thuốc. Theo các nhà chuyên môn, biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh tiêu chảy do Rotavirus là cho trẻ từ 6 tuần tuổi uống vắc-xin ngừa tiêu chảy do Rotavirus, lúc cơ thể đang khỏe mạnh và hoàn tất lịch chủng ngừa bệnh tiêu chảy do Rotavirut trước 24 tuần tuổi sau sinh.
DS. Minh Anh
Tin mới
- Ăn 4 quả trứng một tuần có thể giảm nguy cơ tiểu đường - 07/04/2015 08:11
- 5 cách để có thực phẩm an toàn - 07/04/2015 07:56
- Hạt muồng thanh can, ích thận - 07/04/2015 01:34
- 10 bài thuốc dân gian trị viêm loét miệng - 07/04/2015 01:09
- “Diệt” tận gốc bệnh huyết áp cao bằng bài thuốc đơn giản - 06/04/2015 03:39
Các tin khác
- Những trường hợp không nên dùng thuốc aspirin - 05/04/2015 09:12
- Món ăn thuốc từ thục địa hoàng trị suy nhược - 04/04/2015 09:22
- Bài thuốc chữa viêm lợi, miệng hôi ở trẻ răng sữa - 04/04/2015 09:05
- Trẻ bị ho: Mẹo dân gian giúp trị ho dứt điểm - 04/04/2015 08:56
- Dược thiện từ hoa bí ngô - 04/04/2015 08:41