Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

 Sáng 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế...
Thứ bảy, 12 Tháng 9 2015 14:06

Đau núm vú, tắc sữa, căng tức bầu ngực... là những rắc rối các mẹ thường gặp phải trong thời gian cho con bú.

 

1. Ngực bị căng sữa


Theo The Health Site, căng sữa là hiện tượng bình thường ở vài tuần đầu sau khi sinh. Nguyên nhân phổ biến là cơ thể sản xuất một lượng sữa lớn đến vùng ngực, nhưng em bé không bú hết hoặc không ti thường xuyên. Điều này khiến ngực bạn ứ đọng lượng sữa thừa lớn, ngực trở nên đau cứng và không thoải mái.

 

Nhandao conbu

 

Cách giải quyết

 

- Cho em bé bú thường xuyên 8-12 lần/ngày với cả 2 bầu ngực. Đừng bỏ cữ bú nào của con. Hãy chắc chắn con bạn nằm bú ở vị trí chính xác và ngậm núm vú đúng cách, giúp ngực bạn tiết hết sữa.


- Vắt sữa ra giữa mỗi cữ bú. Tắm nước ấm hoặc đặt một miếng gạc ấm lên ngực để kích thích dòng chảy sữa. Gạc nóng sẽ làm tăng lưu lượng máu đến ngực khiến việc căng tức sữa trầm trọng hơn, do vậy, bạn có thể thay một gạc lạnh giữa những lần bú hoặc khi bạn vắt sữa.

 

- Hỏi lời khuyên của bác sĩ. Nếu bạn không giải quyết kịp thời, điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc áp xe vú. Lúc này bạn sẽ phải điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật nhỏ, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.


2. Bị tắc nghẽn ống dẫn sữa

 

Đây là một vấn đề khá phổ biến khi các bà mẹ cho trẻ sơ sinh bú. Nguyên nhân có thể là do người mẹ mặc áo nịt ngực quá chật khiến núm vú thụt vào trong hoặc ngủ nằm sấp... Dấu hiệu nhận biết vấn đề này là ngực có khối u cứng, đau nhức, thậm chí đỏ lên không rõ nguyên nhân. Nếu người mẹ có dấu hiệu sốt và đau nhức, có thể ngực đã bị nhiễm trùng và cần phải khám bác sĩ.


Cách giải quyết

 

- Bạn có thể sử dụng phương pháp massage kích sữa cho bầu ngực hoặc sử dụng máy hút sữa để hút hết lượng sữa thừa. Tắc sữa không gây hại cho bé, nhưng những vấn đề nó gây ra có thể khiến mẹ khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.


- Cho bé bú mẹ thường xuyên để ngăn ngừa ứ đọng sữa.

 

- Hãy thử nhiều vị trí cho bé bú khác nhau để lựa chọn vị trí hiệu quả nhất cho dòng chảy sữa. Nếu bạn thường để bé bú nằm, hãy thử ngồi thẳng lên và đặt bé ngay dưới cánh tay.


3. Núm vú bị nứt hoặc đau

 

Vị trí nằm không đúng của trẻ trong lúc bú là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra núm vú bị nứt hoặc đau. Khi đó, núm vú không nằm hoàn toàn trong miệng trẻ, nướu răng và lưỡi của trẻ sẽ gây áp lực lên núm vú để bú được sữa.


Cách giải quyết

 

- Hãy chắc chắn rằng con bạn có các kỹ thuật ngậm ti thích hợp. Nếu bạn cảm thấy đau, nhẹ nhàng gỡ miệng em bé ra khỏi và để cho bé ngậm ti lại một lần nữa. Ngoài ra, đặt vị trí của bé gần người bạn với miệng và mũi của bé đối mặt với núm vú để làm cho bé dễ dàng bú đúng cách.


- Sữa mẹ cũng giúp chữa lành núm vú bị nứt và làm giảm sự đau nhức. Bạn có thể thoa vài giọt sữa mẹ lên khu vực bị nứt, để khô. Ngoài ra, đảm bảo núm vú luôn được khô sau mỗi cữ bú.

 

- Tránh rửa núm vú bằng xà phòng sau khi cho bé bú vì điều này sẽ càng làm núm vú đau nhức hơn.


- Không nên bôi bất kỳ loại thuốc, kem nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

 

4. Núm vú bị lõm


Thông thường, đầu ti sẽ căng ra đủ để miệng bé ngậm vừa và bú đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, núm vú của mẹ có thể bị lõm xuống, đầu ti tụt vào trong gây khó khăn cho các em bé khi bú. Bạn có thể kiểm tra đầu vú của mình bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng nắm lấy núm vú. Nếu núm vú co lại chứ không lồi ra tức là núm vú bị lõm xuống.

 

Cách giải quyết


- Để ngăn ngừa việc núm vú bị lõm, trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên xoa bóp bầu ngực, kéo nhẹ nhàng đầu ti để chúng nhô ra phía ngoài.

 

- Chọn thời điểm núm vú nhô ra một chút, bạn nên cho bé bú trước khi nó co lại vào trong.


- Sử dụng máy hút sữa để sữa chảy ra, sau đó bảo quản một cách cẩn thận và cho trẻ uống dần.

 

Theo New Zing

 

 

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi