CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra
Trong y học cổ truyền, ho thuộc phạm vi chứng khái thấu và để giải quyết chứng bệnh này người ta thường dùng nhiều biện pháp khác nhau...
Trong y học cổ truyền, ho thuộc phạm vi chứng khái thấu và để giải quyết chứng bệnh này người ta thường dùng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có một cách thức rất độc đáo là sử dụng các loại hoa để làm thuốc giảm ho, được gọi là chỉ khái hoa liệu pháp. Một số bài thuốc đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu biết thêm:
Bài 1: hoa mướp 12g rửa sạch, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, pha thêm với 20g mật ong uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 2 thang. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, nhuận phế chỉ khái, chữa ho do cảm mạo phong nhiệt, có sốt, khó thở, tức ngực, khạc đờm vàng...
Hoa sơn trà.
Bài 2: kim ngân hoa 30g sắc với 500ml nước trong 15 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, hòa thêm 50g mật ong, chia uống nhiều lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, nhuận phế chỉ khái, chữa ho do phế táo.
Bài 3: hoa bách hợp 30g, mật ong 50g. Hai thứ trộn đều rồi đem hấp cách thủy, chia ăn làm 2 lần trong ngày, 7 ngày là một liệu trình. Công dụng: thanh nhiệt nhuận phế, hoá đàm chỉ khái, dùng để chữa chứng ho có khạc nhiều đờm.
Bài 4: hoa mai khô 5g đem hãm với nước sôi, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 2 lần. Công dụng: thanh nhiệt tán uất, thuận khí chỉ khái, dùng để chữa ho do đàm nhiệt.
Bài 5: hoa sơn trà 30g sấy khô, tán bột hòa đều với 250g mật ong, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa với nước ấm. Công dụng: nhuận phế hạ khí, trấn khái hoá đàm, dùng để chữa ho và khái huyết.
Bài 6: hoa đỗ quyên 150g sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g với nước đun sôi để nguội. Công dụng: trấn khái, chỉ khái, dùng để chữa các loại chứng ho.
Bài 7: hoa đu đủ đực 20g đem hấp với đường phèn lượng vừa đủ, chia uống vài lần trong ngày. Cũng có thể kết hợp hấp thêm với lá hẹ 10g, hạt chanh 10g. Để chữa ho gà dùng hoa đu đủ đực 20g, trần bì 20g, tang bạch bì tẩm mật 20g, bách bộ 12g, phèn phi 10g, tất cả sấy khô tán bột thật mịn. Trẻ em 1 - 5 tuổi mỗi lần uống 1 - 4g, 6 - 10 tuổi mỗi lần uống 4 - 8g, mỗi ngày 3 lần.
Theo SKĐS
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Thực đơn lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường - 30/07/2015 01:13
- Nước ngọt và 13 con đường sớm đưa bạn đi gặp tử thần - 30/07/2015 01:13
- Hay buồn ngủ tại công sở, coi chừng bị trầm cảm - 29/07/2015 23:37
- Lưu ý khi dùng Đông dược - 29/07/2015 08:58
- Mẹo tránh ngủ gật ở văn phòng giữa buổi chiều - 29/07/2015 08:03
Các tin khác
- Những căn bệnh cần "chống chỉ định" với chuối tiêu - 29/07/2015 07:49
- 4 cách giúp tăng hệ miễn dịch của trẻ - 29/07/2015 04:24
- Sai lầm tai hại khi uống nước mật ong của chị em phụ nữ - 29/07/2015 03:45
- Tránh xông hơi sau khi chơi thể thao - 29/07/2015 03:35
- Vì sao bà bầu không nên uống trà xanh? - 29/07/2015 02:47