Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

 Sáng 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế...
Thứ sáu, 17 Tháng 7 2015 08:53

Theo Đông y, rượu thuốc giúp tăng cường sức khỏe, bổ khí huyết, bổ thận, chữa đau lưng, gai cột sống, thấp khớp, nhức mỏi.


Tuy nhiên tâm lý "có gì ngâm nấy" hay ngâm không đúng cách, rượu sẽ có hại cho sức khỏe.

Lương y Nguyễn Đức Nghĩa, Hội Dược liệu TP HCM, cho biết rượu ngâm thuốc chỉ có giá trị chữa bệnh khi nguồn dược liệu chuẩn, đúng bài, đúng vị. Rượu ngâm thuốc bao gồm 2 loại: Ngâm dược liệu và ngâm động vật. Các loại động vật hay được ngâm phổ biến là rắn, tắc kè, bìm bịp, hải mã, lộc nhung. Các loại thảo mộc thường được dùng như sâm linh chi, đinh lăng, cúc hoa, các loại sâm, hà thủ ô, chuối chát. Tùy kinh nghiệm hay sự tư vấn của các dược sĩ, các gia đình có thể ngâm theo cổ phương: bát vị, lục vị... với nhiều bài thuốc với các tác dụng khác nhau.


Trên thực tế, nhiều gia đình ngâm rượu bìm bịp còn nguyên con, nguyên lông, điều này rất nguy hiểm. Với các loại động vật ăn thịt sống như rắn chuột, nhái, ếch, thì trong lông và bụng con vật này đều chứa nhiều ký sinh trùng. Dùng chúng để ngâm rượu nguyên lông nguyên cánh chẳng khác gì tự rước ký sinh trùng vào cơ thể, theo lương y Nghĩa.

 

Nhandao rươu
Cần ngâm rượu đúng cách để đảm bảo vị thuốc và an toàn cho sức khỏe. Ảnh: K.L.


Theo lương y Nghĩa, cách chế biến nguyên liệu cần kỹ càng để đảm bảo một bình rượu chất lượng. Các con vật như bìm bịp, tắc kè, cần mổ bụng, bỏ nội tạng, bỏ lông và nướng chín trước khi ngâm rượu. Làm sạch chúng có nhiều lợi ích, như giúp rượu ngâm có mùi thơm dễ chịu, không bị tanh, rút ngắn thời gian ngâm để dược liệu có thể sử dụng nhanh hơn.


Lộc nhung là một nguyên liệu nhiều vị thuốc nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến cho đúng. Khi ngâm, lộc nhung phải được cạo bỏ phần lông sạch sẽ nếu không sẽ gây tổn thương niêm mạc người uống.


Những bài thuốc ngâm rượu từ mối chúa, con bửa củi, bọ cạp... được lưu truyền rộng rãi song chưa có tài liệu nào nghiên cứu hay chứng minh về vị thuốc và tính hiệu quả. Một số vùng núi cao người dân còn lấy rễ cây lá ngón, dây mã tiền vốn là những loại cây cực độc gây chết người, để ngâm rượu uống. Một số người còn ngâm rượu với huyết động vật để uống với mong muốn bổ thận, tráng dương. "Thực tế thì huyết động vật không có một thành phần nào có tác dụng như vậy. Người ngâm rượu cần sự tư vấn của người am hiểu về dược lý thay vì ngâm theo cảm tính hay những lời truyền miệng", ông Nghĩa nói.


Rượu ngâm thuốc thường phải có nồng độ hơn 40-45 độ để các dược liệu tiết ra hết chất. Một số loại động vật nếu ngâm với rượu dưới 38 độ sẽ khó tiết ra hết chất bổ. Rượu ngâm thuốc cũng cần chọn lọc kỹ vì nó quyết định chất lượng bình rượu thuốc. Tuyệt đối không dùng rượu không rõ nguồn gốc để ngâm thuốc. Một số loại mật động vật như mật rắn, mật gấu, mật kỳ đà,... cần để trong bóng tối tránh ánh sáng trực tiếp vì sẽ giảm tác dụng và bay màu. Cần ngâm rượu nơi mát, trong hầm rượu để cân bằng tính âm dương, đảm bảo cho sức khỏe và bảo quản được lâu.


Uống rượu thuốc cũng phải điều độ, mỗi ngày uống một đến 2 lần, mỗi lần 20-50 ml, tức là một ly uống rượu nhỏ. Tùy loại rượu, những loại rượu mạnh chỉ cần uống 20 ml mỗi ngày là đủ, tránh lạm dụng. Rượu thuốc không phải để uống say mà cần điều độ, đều đặn với một liều lượng mỗi ngày giúp da dẻ hồng hào, tăng sức đề kháng cho cơ thể, tránh cảm cúm, bổ can thận, bổ khí huyết, chống lão hóa. Rượu thuốc cũng chống chỉ định cho những người bị loét dạ dày hay xơ gan...


Người không uống được rượu, có thể chưng cách thủy rượu thuốc rồi pha với mật ong uống cũng tốt.

 

Theo SKĐS

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi