Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Một bữa sáng hợp lý và khoa học cho người bệnh đái tháo đường sẽ hỗ trợ giảm cân và kiểm soát đường huyết hiệu quả.
1. Ăn sáng sớm làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2
Nếu thường xuyên thức dậy muộn và ăn sáng muộn hoặc bỏ hoàn toàn bữa sáng, bạn cần thay đổi thói quen này. Một nghiên cứu mới cho thấy, ăn sáng sớm có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường typ 2 và các rối loạn chuyển hóa khác. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, những người ăn sáng sớm hơn có lượng đường trong máu thấp hơn và ít kháng insulin hơn những người ăn bữa đầu tiên muộn hơn trong ngày.
Đường huyết tăng cao và đề kháng với hormone insulin, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, là hai dấu hiệu nhận biết tiền đái tháo đường và đái tháo đường type 2.
Việc thay đổi thói quen ăn sáng muộn còn có thể giúp tránh được một yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh đái tháo đường, đó là thừa cân.
2. Thế nào là bữa sáng tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường?
Theo Tổ chức chăm sóc sức khỏe Mayo Clinic (Hoa Kỳ), một chế độ ăn uống bao gồm carbohydrate lành mạnh, thực phẩm giàu chất xơ, cá và chất béo tốt sẽ giúp người bệnh đái tháo đường duy trì cân nặng, kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn chặn các yếu tố nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Theo đó, bữa sáng tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường là bữa sáng kết hợp chất xơ và protein trong một bữa ăn vì cả chất xơ và protein đều làm chậm quá trình tiêu hóa, có nghĩa là chúng giúp bạn no nhanh hơn và no lâu hơn. Tốc độ tiêu hóa chậm hơn khiến lượng đường giải phóng chậm hơn vào máu, giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến sau khi ăn.
Với lưu ý này, Mayo Clinic cũng cảnh báo rằng bệnh đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch. Vì vậy, người bệnh đái tháo đường nên tránh các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và natri bổ sung, không ăn các món ăn như xúc xích, thịt xông khói, bơ hoặc bơ thực vật và bánh ngọt đã qua chế biến, nhất lag trong bữa sáng.
3. Người bệnh đái tháo đường nên và không nên ăn gì?
3.1 Chất xơ
Bổ sung đủ chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày là một trong những điều quan trọng nhất của người bệnh đái tháo đường. Chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa và giữ cho bạn no lâu, vì vậy bạn sẽ cần ít calo hơn, điều này có thể ngăn ngừa tăng cân không cần thiết và giúp giảm nguy cơ mắc những bệnh như đái tháo đường.
3.2 Rau xanh và trái cây
Trái cây và rau có chứa chất xơ, cũng như phytochemicals quan trọng và chất chống ôxy hóa có thể giúp với tình trạng kháng insulin, đó là nguyên nhân chính của lượng đường trong máu cao. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn các loại quả mọng như dâu tây hay việt quất có thể có tác động tích cực đến tình trạng kháng insulin.
3.3 Không ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn
Mặc dù rất ngon nhưng thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, bánh nướng đóng gói, bánh kẹo và đồ ăn nhanh có thể nhanh chóng dẫn đến các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả bệnh đái tháo đường.
Trên thực tế, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nội khoa JAMA Internal Medicine cho thấy, chỉ cần tăng 10% lượng thực phẩm chế biến sẵn cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường typ 2 lên đến 15%.
Những thực phẩm này chứa nhiều đường, chất béo bão hòa, natri và calo không cần thiết, vì vậy nên hạn chế. Tăng cường ăn nhiều trái cây và rau hơn, các loại hạt, đậu, hạt, protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa ít béo để cung cấp phần lớn calo và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
3.4 Không ăn quá nhiều thực phẩm chứa carbohydrate đơn giản
Carbohydrate đơn giản, như bánh mì trắng, mì ống bột mì trắng và ngũ cốc ăn sáng có liên quan đến việc tăng đột biến lượng đường trong máu có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
Các loại carbs đơn giản có thể đưa một lượng đường lớn vào máu nhanh chóng khiến cho cơ thể phải cố gắng tìm ra cách phản ứng.
Cơ thể phản ứng với điều này bằng cách đẩy ra lượng insulin dư thừa, vì vậy nếu điều này xảy ra thường xuyên, tuyến tụy sẽ mệt mỏi và không thể sản xuất đủ insulin để chống lại tất cả lượng đường tiêu thụ hoặc các tế bào trở nên kém phản ứng với insulin (kháng insulin).
Ngoài việc tránh thực phẩm có nhiều đường, kết hợp đường tự nhiên với thực phẩm giàu chất xơ, chất béo lành mạnh và protein có thể giúp giảm thiểu sự tăng đột biến của lượng đường trong máu.
3.5 Không uống nhiều rượu bia
Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo: Uống quá nhiều rượu theo thời gian có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường vì uống nhiều rượu sẽ gây viêm tuyến tụy và các cơ quan khác. Khi tuyến tụy bị viêm mạn tính, nó không thể sản xuất insulin với tốc độ thích hợp và bệnh đái tháo đường có thể phát triển.
Tin mới
- 10 loại thực phẩm giúp cải thiện mức cholesterol và ngừa bệnh tim - 31/12/2021 02:48
- Bổ sung folate từ tự nhiên giúp phòng ngừa bệnh - 30/12/2021 02:50
- Những lợi ích không ngờ của hành tây đối với sức khỏe - 28/12/2021 03:18
- Cách chế biến rau xanh và trái cây đúng nhất để tận dụng tối đa dinh dưỡng - 27/12/2021 06:02
- 5 loại đồ uống có lợi cho người bệnh viêm khớp - 24/12/2021 08:30
Các tin khác
- 8 loại vitamin tốt nhất phụ nữ cần bổ sung - 06/12/2021 03:27
- 6 cách ăn uống tốt nhất cho người bệnh thoái hóa khớp gối - 02/12/2021 09:01
- 9 thực phẩm tốt cho đôi mắt nên bổ sung vào thực đơn - 01/12/2021 02:18
- Người bệnh đái tháo đường nên ăn chuối như thế nào? - 16/11/2021 03:56
- 15 loại thực phẩm tăng cường miễn dịch giúp phòng ngừa bệnh - 08/11/2021 03:22