Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

 Sáng 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế...
Thứ bảy, 02 Tháng 10 2021 14:40

Bồ công anh không chỉ được biết đến với vẻ đẹp tượng trưng cho những khát vọng tự do, mà loài hoa này còn được tin dùng từ xa xưa trong hỗ trợ điều trị đau dạ dày.

 

Bồ công anh trong dân gian có khá nhiều tên gọi: Diếp dại, diếp trời, rau mũi cày, bồ cóc, diếp hoang, mũi mác.

Tên khoa học là Lactuca indica.

Đây là loài thân thảo thuộc họ cúc, vòng đời thấp, thường chỉ 1 hoặc 2 năm. Để tìm kiếm cây bồ công anh không hề khó. Chúng mọc hoang tại nhiều nơi ở khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Nếu muốn, cũng có thể trồng bằng hạt vào quãng thời gian tháng 3 – tháng 4 và tháng 9 – tháng 10, hoặc trồng bằng mẩu gốc, chỉ 4 tháng là có thể thu hái.

Bồ công anh mọc hoang nhiều ở miền Bắc Việt Nam

Bồ công anh mọc hoang nhiều ở miền Bắc Việt Nam

 

Bồ công anh - trị đau dạ dày

Theo y học cổ truyền, bồ công anh có tính mát, vị đắng ngọt, không độc. Quy kinh: Tâm, can, thận. Công dụng chủ yếu là thanh nhiệt, giải độc, hóa thấp, tiêu viêm; phát huy tác dụng chữa nhiều bệnh, trong đó có bệnh dạ dày.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thành phần của bồ công anh chứa những chất có tác dụng làm lành niêm mạc dạ dày, kháng viêm, giảm đau, hỗ trợ chữa trị bệnh dạ dày khá hiệu quả.

 

Bồ công anh chữa đau dạ dày - Ảnh 2.

Lá cây bồ công anh được sử dụng nhiều nhất để trị bệnh.

Còn theo Lương y Vũ Thắng, bồ công anh chủ yếu chữa viêm dạ dày thể thực nhiệt:

 - Trị thức ăn chậm tiêu, đầy bụng, đau thượng vị: Bồ công anh 40g, trần bì 24g, sa nhân 12g. Các vị sao vàng, nghiền mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g.

- Trị đau dạ dày thể hỏa uất: Đau cấp bách, nóng ruột, hay cáu giận, ợ chua cồn cào, miệng khô ráo và đắng lưỡi, lưỡi rêu vàng, mạch huyền sác.

Phép trị: sơ can tiết nhiệt (làm dịu nóng ở gan).

Phương thuốc: Bồ công anh 12g, thanh bì 12g, rau má 10g, lá khôi 16g, chỉ xác 12g, khổ sâm 12g, củ gấu sao 12g, ngải cứu 8g. Sắc nước uống ngày 1 thang chia 3 lần. Thời gian điều trị trong 10 ngày.

- Trị đau dạ dày thuộc nhiệt ợ chua, táo bón, rêu lưỡi hơi vàng

Phương thuốc: Bột lá khôi 500g, bồ công anh 250g, chút chít 100g, nhân trần 100g, lá khổ sâm 50g. Các vị sấy khô, nghiền mịn. Ngày uống 24-32g cho vào nước sôi hãm, gạn lấy nước, bỏ cặn, chia 2 lần.

Lưu ý khi sử dụng bồ công anh trị đau dạ dày

Bất cứ phương thuốc, vị thuốc hay thậm chí là món ăn nào, muốn phát huy được hết công năng và tránh các tác dụng không mong muốn thì người sử dụng luôn cần nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ lưỡng, nên khám bác sĩ, hỏi ý kiến tư vấn trong những trường hợp có vấn đề đặc biệt về sức khỏe. Chẳng hạn, với những người tỳ vị hư hàn (đau thượng vị, đại tiện phân nát, sợ lạnh) thì kỵ dùng bồ công anh.

Vị thuốc bồ công anh khi kết hợp với các vị thuốc khác trị bệnh dạ dày rất tốt. Tuy nhiên, để phát huy hết hiệu quả của các phương thuốc, người bệnh lưu ý: Uống thuốc theo đúng liều lượng chỉ định và uống thuốc sau ăn 1 tiếng đồng hồ, không nên uống khi đói, dễ gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Đối với người bị đau dạ dày, cần hạn chế ăn những đồ cay, nóng, các chất khó tiêu cũng như các chất kích thích.

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi