Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Bồ công anh còn gọi rau bồ cóc, diếp hoang, diếp trời… Tên khoa học: bồ công anh Việt Nam (Lactuca indica L.).
Ngoài ra còn có bồ công anh Trung Quốc (Taraxacum officinale Wigg.), thuộc họ cúc (Asteraceae). Bộ phận dùng là toàn bộ cây có mang rễ cây.
Bồ công anh Việt Nam là cây nhỏ cao khoảng 0,5 - 1m. Thân mọc thẳng, không cành hoặc rất ít cành. Lá gần như không cuống, lá phía dưới chia thành nhiều thùy hay mép răng cưa thô; lá phía trên ngắn hơn, nguyên, mép có răng cưa thưa. Thân và lá có nhựa mủ, đục như sữa. Cụm hoa hình đầu, màu vàng hay màu tím. Cây có hoa màu vàng còn gọi là hoàng hoa địa đinh; loại có hoa màu tím còn gọi là tử hoa địa đinh.
Bồ công anh Trung Quốc còn gọi là hoàng hoa địa đinh; là loại cỏ có rễ hình trụ. Lá mọc thành hoa thị ở gốc. Phiến lá chia thùy nhỏ, nhọn như răng sư tử. Hoa hình đầu mọc giữa vòng lá, hoa màu vàng.
Bồ công anh chứa nhiều khoáng chất: natri, calci, magne, kali và sắt. Thân và lá có nhiều vitamin A, B6, B2, C. Trong cây có chất đắng là lactucin, lactucopicrin và taxasterol, germanicol. Theo Đông y, bồ công anh vị đắng ngọt, tính hàn. Vào các kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp thông lâm. Chữa các chứng ung thũng sang dương, nhũ ung, trường ung, hầu tý, thũng thống, thấp nhiệt hoàng đản, nhiệt lâm. Liều dùng: 8 - 20g. Dùng cây tươi thì từ 63 - 125g.
Nước bồ công anh tươi đun uống khi còn nóng chữa đau nhức tuyến vú.
Một số cách dùng bồ công anh làm thuốc
Giải độc, trị nhọt: Các mụn nhọt độc sưng nóng đỏ đau. Chứng sưng vú có hiệu quả tốt.
Bài 1: bồ công anh 30g, qua lâu 20g, liên kiều 20g, bạch chỉ 12g. Sắc uống. Kết hợp dùng bồ công anh tươi lượng vừa đủ, giã nát, rang nóng, đắp vào chỗ đau. Trị viêm tuyến sữa cấp tính.
Bài 2 - Thang Bồ công anh: bồ công anh 20 - 63g. Sắc uống. Trị các loại mụn nhọt sương độc cấp tính.
Bài 3: bồ công anh 20g, cúc hoa 12g, kim ngân hoa 12g, sinh cam thảo 6g. Sắc uống. Trị mụn nhọt độc do nhiệt, trên da lở loét, mắt đỏ do phong hoả.
Mát gan sáng mắt:
Bồ công anh tươi 125g, chi tử 30g. Sắc uống. Trị viêm màng kết hợp, mắt đỏ sưng đau.
Tác dụng lợi niệu, kiện vị: chữa viêm bàng quang, viêm niệu đạo, tiêu hoá kém, bụng đầy: bồ công anh 63g, quất bì 24g, sa nhân 12g. Các vị nghiền mịn, hãm uống ngày nhiều lần, mỗi lần 2 - 3g. Trị tiêu hoá kém, bụng đầy đau.
Trong dân gian, dùng nhựa mủ bồ công anh xát lên mụn cóc. Ngày 3 - 4 lần; sau 5 - 7 ngày mụn tự rụng.
Một số món ăn thuốc có bồ công anh
Cháo bồ công anh: gạo tẻ 80g, bồ công anh tươi 100 - 150g, đường vừa đủ. Bồ công anh rửa sạch, thái nhỏ, nấu với nước sạch lấy 1.000ml. Lọc bỏ bã. Cho gạo vào nước sắc bồ công anh, nấu cháo; thêm đường vào ăn. Ngày 2 lần, dùng trong 5 - 7 ngày. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, hiệu quả với người mới bị viêm tuyến vú.
Nước bồ công anh: bồ công anh tươi 100 - 150g, đường trắng 40 - 50g. Nấu bồ công anh với nước lấy 1.000ml, hòa đường, uống khi nóng. Lọc bỏ bã hoặc dùng bã đắp lên chỗ tuyến vú bị viêm. Chữa đau nhức tuyến vú.
Canh bồ công anh: bồ công anh tươi 100g, cà rốt 20g, bông cải xanh 20g. Nấu canh ăn trong ngày, ăn liền 5 - 7 ngày. Chữa tàn nhang, mụn nhọt, ghẻ lở, nấm ngoài da.
Kiêng kỵ: người mắc ung nhọt thuộc chứng âm, hư hàn kiêng dùng.
Tin mới
- Các chất chống lão hóa có nhiều trong những thực phẩm nào? - 22/11/2019 07:01
- Ít ai biết, nhóm người sống thọ thường có 7 hành động trong bữa ăn - 18/11/2019 08:17
- Tập luyện cải thiện chức năng hô hấp - 18/11/2019 03:07
- Cách ăn để có sức khỏe tốt - 04/11/2019 03:46
- Thực phẩm giúp giảm nguy cơ đau tim - 01/11/2019 07:38
Các tin khác
- Cách kiểm soát đau khớp khi “trái gió trở trời” - 28/10/2019 03:11
- Chữa cảm lạnh bằng mật ong - 16/10/2019 03:19
- ĐỒ UỐNG NÀO GIÚP CHÚNG TA TRÁNH MẤT NƯỚC TỐT NHẤT? (GỢI Ý: KHÔNG PHẢI LÀ NƯỚC) - 27/09/2019 02:52
- Giá trị đích thực của các món dưa muối - 27/09/2019 02:48
- Bài thuốc phòng thiếu máu cơ tim - 03/09/2019 07:23