1,5 triệu người từ 75 tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp
Bộ LĐTB&XH vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành trên cả nước xây dựng kế hoạch thăm hỏi, tặng quà và trợ giúp xã hội cho người có công với cách mạng, các đối tượng chính sách, người nghèo, cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Các địa phương xây dựng kế hoạch tặng quà Tết đảm bảo đúng đối tượng, chế độ, công khai, minh bạch, tránh trùng lặp, không để lợi dụng, trục lợi chính sách
Bộ LĐTB&XH đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch thăm hỏi, tặng quà và trợ giúp xã hội cho người có công với cách mạng, các đối tượng chính sách, người nghèo, cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 đảm bảo đúng đối tượng, chế độ, công khai, minh bạch, tránh trùng lặp, không để lợi dụng, trục lợi chính sách với nguyên tắc tất cả các đối tượng chính sách đều có quà và được nhận quà trước Tết.
Thực hiện kịp thời việc chi trả lương hưu và trợ cấp cho các đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội theo đúng quy định. Tập trung rà soát, nắm tình hình đời sống của các đối tượng chính sách (người có công, người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người dân ở vùng sâu, vùng xa,…) để chăm lo, hỗ trợ kịp thời trong dịp Tết.
Các địa phương cần rà soát, tổng hợp số hộ, số nhân khẩu có nguy cơ thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và giáp hạt đầu năm 2024; chủ động huy động nguồn lực, trong đó có ngân sách địa phương và vận động các nguồn lực xã hội hợp pháp khác để hỗ trợ kịp thời cho đối tượng.
Bên cạnh đó, Bộ LĐTB&XH cũng đề nghị địa phương thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, tạo thuận lợi cho người lao động nghỉ Tết và trở lại làm việc sau Tết. Theo dõi, nắm tình hình để bảo đảm người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng (nếu có) và bố trí nghỉ Tết đúng chế độ theo quy định, đặc biệt quan tâm hỗ trợ cho người lao động bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm. Tăng cường tự kiểm tra và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng ngừa cháy nổ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Thực hiện các giải pháp duy trì chuỗi cung ứng nguồn nhân lực, đáp ứng kịp thời lao động cho doanh nghiệp trước và sau Tết Nguyên đán.
Ngoài ra, cần tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, an toàn, tiết kiệm trẻ em, bảo vệ trẻ em khỏi các sản phẩm, đồ chơi độc hại, tệ nạn xã hội.
Cùng với đó, theo dõi, kiểm tra thường xuyên các cơ sở cai nghiện ma túy, quan tâm thực hiện đúng chế độ đối với cán bộ, học viên; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng học viên gây kích động, bỏ trốn, phá hoại tài sản, cơ sở vật chất, gây mất ổn định tình hình chính trị, xã hội tại địa phương trong dịp Tết.
Tin mới
- Hướng dẫn giải quyết hưởng BHXH một lần - 27/02/2024 03:05
- Quy định mới về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội - 05/02/2024 06:45
- Tết Sum vầy đã đến với hơn 24 triệu lượt đoàn viên Công đoàn - 22/01/2024 04:15
- TPHCM chi hơn 11 tỷ đồng hỗ trợ 8.000 người lao động đón Tết - 11/01/2024 22:21
- Hơn 22 tỷ đồng dành tặng sổ BHXH, thẻ BHYT, mang Tết ấm cho người nghèo - 10/01/2024 06:21
Các tin khác
- Hà Nội dành hơn 552 tỷ đồng thăm, tặng quà các đối tượng chính sách nhân dịp Tết - 21/12/2023 07:17
- Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến chi hơn 1.800 tỷ đồng hỗ trợ học phí năm học 2023-2024 - 06/12/2023 06:39
- Tăng cường hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội thời gian tới - 09/10/2023 04:12
- Khám sức khỏe miễn phí cho người cao tuổi trong tháng 10 - 05/10/2023 02:37
- Khẩn trương đánh giá, bồi thường bảo hiểm vụ cháy ở Khương Đình - 15/09/2023 07:09