CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra
Mì ăn liền chứa một loại chất bảo quản TBHQ rất nguy hiểm, khi ăn mì không đúng cách, mì tồn tại càng lâu trong cơ thể thì chất bảo quản cũng lưu lại lâu hơn gây ảnh hưởng sức khỏe.
5 cách để có thực phẩm an toàn
Ăn 4 quả trứng một tuần có thể giảm nguy cơ tiểu đường
Bản thân không hề có những chất có lợi cho sức khỏe, song nó tiện dụng và nhiều người vẫn coi đây là lựa chọn nhanh, tiện cho bữa ăn nhẹ, bữa trưa và thậm chí cả bữa tối. Tuy nhiên, cần thay đổi thói quen ăn "mỳ úp" rất quen thuộc để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Mì ăn liền là bữa ăn tiện dụng, quen thuộc với nhiều người
Một trong nhiều công trình quan tâm đến mì ăn liền là nghiên cứu do bác sĩ Braden Kuo, Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ) thực hiện, cho thấy quá trình tiêu hóa phức tạp của mì ăn liền trong dạ dày. Nghiên cứu của ông cũng nhằm giải thích ảnh hưởng của loại mì này tới sức khỏe của chúng ta. Nếu ăn mỳ tươi, sau thời gian này, số mỳ này đã được tiêu hóa, nhưng với mì ăn liền vẫn còn nguyên sợi trong dạ dày.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, mì ăn liền khó tiêu và ảnh hưởng tới sự hấp thu dinh dưỡng nhưng bản thân nó lại không hề có những chất có lợi cho sức khỏe, thay vào đó nó có chất bảo quản độc hại TBHQ (tertiary-butyl hydroquinone). Khi vào cơ thể, mì này tồn tại lâu trong hệ tiêu hóa thì chất bảo quản cũng ở lại lâu hơn trong cơ thể.
TBHQ là một chất bảo quản hay được sử dụng cho một số loại thực phẩm chế biến sẵn như một chất chống oxy hóa tổng hợp, có thể kéo dài tuổi thọ của các thực phẩm chế biến sẵn giàu chất béo. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ cho phép 0,02% TBHQ trong tổng các loại dầu. Tiêu thụ 5g TBHQ đã được coi là có thể gây chết người, báo VnExpress nhấn mạnh.
Việc tiêu thụ mì ăn liền trên 3 lần mỗi tuần có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Một nghiên cứu khác đăng tải trên tạp chí dinh dưỡng Journal of Nutritioncho thấy, phụ nữ ăn nhiều mì ăn liền có nguy cơ cao mắc hội chứng chuyển hóa, ngay cả khi họ có lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh.
Không phủ nhận những tác hại của mì ăn liền khi vào bên trong cơ thể, nhưng PGS. BS. Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khẳng định con người hoàn toàn có thể kiểm soát được ảnh hưởng khi chế biến mì ăn liền đúng cách.
Bác sĩ Lâm cho biết, mì ăn liền vốn được chế biến theo phương pháp chiên, tích nhiều dầu mỡ gây béo dễ dẫn đến các bệnh béo phì, tim mạch dù đã có những nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều thực phẩm này có nguy cơ suy dinh dưỡng cao vậy nên bác sĩ khuyên người tiêu dùng nên vứt bỏ gói dầu gia vị thường có trong mì ăn liền. Ngoài ra, cần bổ sung nhiều rau xanh vào món mì ăn liền để làm giảm tối đa lượng chất béo thừa.
Việc chế biến mì ăn liền cũng được bác sĩ Lâm đặc biệt nhấn mạnh. Thay vì tiết kiệm thời gian bằng cách cho vắt mỳ vào tô, đổ nước nóng, đậy nắp đợi chín, bác sĩ Lâm khuyên nên đun sôi, đổ ra để ráo; tiếp tục nấu nước lần 2 và cho mỳ đã chín sơ vào chế biến. Bằng cách này, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt đã bị biến đổi trong vắt mì sẽ giảm được phần nào. Đối với rau và thịt, cần nấu chín trước khi thêm vào mỳ, theo báo Zing News.
Theo Vietq.vn
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Làm đẹp từ những viên đá - 26/04/2015 07:23
- Nhiều ca biến chứng bệnh tay chân miệng vào mùa - 25/04/2015 07:54
- Tác dụng tuyệt vời nước chanh ấm với mật ong vào buổi sáng - 25/04/2015 03:50
- Những nguy hiểm cần biết khi ăn chanh leo quá nhiều - 25/04/2015 01:35
- Trị đau khớp đơn giản từ món ăn - 24/04/2015 08:20