Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Khi được chẩn đoán bệnh đái tháo đường, người bệnh cần quan tâm tới chế độ ăn uống phù hợp như nên ăn gì, kiêng gì và lượng carbohydrate mỗi ngày.
Carbohydrate (carbs) là một yếu tố dinh dưỡng đa lượng, là thành phần cơ bản trong thức ăn của con người. Carbs đóng một vai trò to lớn trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường, vì sự phân hủy của chúng trong hệ thống tiêu hóa khiến lượng đường trong máu tăng lên. Và việc kiểm soát bệnh đái tháo đường có liên quan trực tiếp đến việc kiểm soát lượng đường trong máu.Khi hiểu biết nhiều hơn về carbohydrate và bệnh đái tháo đường, điều đó sẽ giúp bác sĩ và người bệnh lên một kế hoạch phù hợp với cơ thể và lối sống.
Carbohydrate đóng một vai trò to lớn trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường.
1. Thực phẩm nào chứa carbs?
Có ba loại carbohydrate: đường, tinh bột và chất xơ. Nếu đang đếm lượng carbohydrate, cần chú ý đến tổng lượng carbohydrate được liệt kê trên nhãn dinh dưỡng, là tổng của cả ba loại.
Dưới đây là một số thực phẩm chủ yếu lấy calo từ carbohydrate (một số còn chứa protein và chất béo):
- Ngũ cốc: Bánh mì, ngũ cốc, mì ống, gạo, bánh ngô, bánh quy giòn, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt.
- Các loại đậu: Đậu lăng, đậu, đậu Hà Lan.
- Rau có tinh bột: Khoai tây, ngô.
- Rau không chứa tinh bột: Tất cả các loại rau khác (ví dụ: đậu xanh, cà chua, rau diếp, cà rốt, măng tây, súp lơ trắng, bông cải xanh, rau bina, cải xoăn, củ cải đường,...).
- Các loại trái cây và nước ép trái cây.
- Sản phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua.
- Đồ uống có thêm đường: soda thông thường, nước trái cây, cocktail nước trái cây.
- Đồ ngọt: Kem, kẹo, đồ nướng.
2. Mối liên hệ giữa carbs, insulin và đường huyết
Khi ăn thực phẩm có carbs, carbs sẽ bị phân hủy thành glucose (đường), đi vào máu, làm tăng lượng đường trong máu. Điều này báo hiệu tuyến tụy sẽ giải phóng insulin. Insulin sau đó sẽ đưa đường từ máu đến tế bào để sử dụng làm năng lượng. Sau đó, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống. Lần ăn sau đó lại xảy ra quá trình này.
Carbs làm cho lượng đường trong máu tăng lên, việc kiểm soát lượng carbs nạp vào cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Khi mắc bệnh đái tháo đường, cơ thể không sử dụng insulin đúng cách, khiến cơ thể khó điều chỉnh lượng đường trong máu. Bởi vì carbohydrate làm cho lượng đường trong máu tăng lên, việc kiểm soát lượng carbs nạp vào cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Mặc dù có ba loại carbohydrate: đường, chất xơ và tinh bột nhưng chúng không được tiêu hóa giống nhau.
Các loại rau không chứa tinh bột chủ yếu chứa chất xơ và ít hoặc không có đường, vì vậy chúng không làm tăng lượng đường trong máu quá cao và do đó, không cần phải giải phóng nhiều insulin. Vì vậy, hãy ăn những loại rau không chứa tinh bột.
3. Bao nhiêu carbs là phù hợp với người bệnh đái tháo đường?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều mức hấp thụ carbs khác nhau có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và lượng carbs tối ưu sẽ khác nhau tùy theo từng cá nhân. Vì vậy, không có câu trả lời chính xác về một lượng carbs phù hợp với mọi người. Lượng bạn có thể ăn và duy trì trong phạm vi đường huyết mục tiêu phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng, mức độ hoạt động và nhiều yếu tố khác.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ từng khuyến nghị những người mắc bệnh đái tháo đường nên lấy khoảng 45% lượng calo từ carbs. Tuy nhiên, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ hiện khuyến khích một cách tiếp cận cá nhân hóa, trong đó lượng carb lý tưởng phải tính đến sở thích ăn kiêng và mục tiêu trao đổi chất của mỗi người. Điều quan trọng là phải ăn số lượng carbs mà bạn cảm thấy tốt nhất và có thể duy trì lâu dài trên thực tế.
Tính toán lượng carbohydrate, protein và chất béo bạn có thể ăn trong các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ trong ngày để giữ lượng đường trong máu ổn định.
Nhiều chuyên gia khuyên nên lấy 45%-65% lượng calo hàng ngày từ carbohydrate. Như vậy, người bệnh đái tháo đường nên cố gắng hấp thụ một nửa lượng calo hàng ngày từ carbohydrate. Ví dụ, nếu tiêu thụ 1.800 calo mỗi ngày, người bệnh nên nhắm đến mục tiêu 900 calo carbohydrate mỗi ngày.
Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý điều này khác nhau đáng kể giữa những người dựa trên lượng calo họ cần ăn để duy trì cân nặng khỏe mạnh. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để xác định lượng carbohydrate nên ăn mỗi ngày
Tin mới
- 8 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi sử dụng giấm táo - 10/10/2024 06:34
- 4 lý do nên uống nước chanh mật ong vào buổi sáng - 07/10/2024 06:21
- Thực phẩm giàu protein lành mạnh tốt cho tim - 30/09/2024 03:27
- 7 loại thực phẩm khiến cơ thể mất nước - 24/09/2024 09:26
- Đột phá mới giúp cải thiện đáng kể ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu - 17/09/2024 04:48
Các tin khác
- Thực phẩm hỗ trợ sức khỏe xương khớp - 26/08/2024 03:50
- 5 món đồ uống hỗ trợ gan thải độc - 22/08/2024 03:16
- 10 nguồn thực phẩm cung cấp canxi tốt nhất cho cơ thể - 20/08/2024 04:55
- Công dụng ít biết đối với sức khỏe của lá bàng - 13/08/2024 07:07
- 6 loại thuốc không được uống cùng trà/cà phê - 08/08/2024 04:24