Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

 Sáng 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế...
Thứ ba, 21 Tháng 11 2023 09:23

 Nhồi máu cơ tim là một biến cố tim mạch cấp tính nguy hiểm. Bệnh lý này thường gặp ở người trung niên, tuy nhiên, gần đây, tuổi trung bình của các bệnh nhân nhồi máu cơ tim đang dần trẻ hóa. Đã có không ít các trường hợp mắc bệnh khi tuổi đời chưa đến 45.

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi lòng động mạch vành bị cục máu đông, mảng xơ vữa bám trong lòng mạch đột ngột chặn sự lưu thông của dòng máu mang oxy và dưỡng chất đến nuôi dưỡng các tế bào cơ tim, làm hoại tử cơ tim, gây tử vong.

Vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ trong ngày thay đổi thất thường hoặc thời tiết lạnh khiến cơ thể người già rất khó thích nghi, nguy cơ nhồi máu cơ tim càng cao. Đây là một tình trạng khẩn cấp, người bệnh có thể tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời. Trường hợp may mắn sống sót thì nguy cơ suy tim trong tương lai cũng rất cao.

Những người có nguy cơ nhồi máu cơ tim như: người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia và tiền căn tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, ít hoạt động thể lực, béo phì, áp lực công việc, áp lực cuộc sống kéo dài… Độ tuổi hay gặp chủ yếu là nam giới từ 45 tuổi, nữ từ 55 tuổi trở lên.

Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim sớm

Cơn nhồi máu cơ tim có thể xảy đến bất cứ lúc nào và gây tử vong chỉ trong vòng vài giờ nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy việc nhận biết được những dấu hiệu nhồi máu cơ tim sớm có vai trò rất quan trọng giúp gia tăng tỷ lệ sống sót và giảm biến chứng ở người bệnh.

Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim trước vài ngày- Ảnh 1.

Nhận biết được những dấu hiệu nhồi máu cơ tim sớm có vai trò rất quan trọng giúp gia tăng tỷ lệ sống sót và giảm biến chứng ở người bệnh.

Một số dấu hiệu cảnh báo sớm phổ biến nhất của cơn nhồi máu cơ tim thường gặp như:

- Người bệnh khó chịu, đau mỏi

Người bệnh có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu ở một hoặc cả hai bên cánh tay, lưng, vai, cổ hàm hoặc phần trên của dạ dày (trên rốn).

- Xuất hiện khó thở

Đây có thể là triệu chứng xảy ra trước hoặc cùng với những cơn đau ngực, xuất hiện khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc hoạt động thể chất nhẹ.

- Xuất hiện cơn đau thắt ngực, ợ nóng

Người bệnh xuất hiện cơn đau thắt ngực khi đó có thể cảm thấy như có vật gì đó đè nặng, ép chặt ngực và đau dữ dội, đôi khi cảm giác như ợ nóng, bỏng rát... Hầu hết các cơn đau tim đều xuất phát tại vùng chính giữa tim hoặc ở bên trái ngực. Tình trạng này thường diễn ra trong một vài phút hoặc có thể kéo dài từ 10 đến hơn 30 phút.

- Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể đi kèm như

  • Cảm thấy mệt mỏi bất thường không rõ lý do, đôi khi xuất hiện từ trước đó một vài ngày.
  • Buồn nôn và nôn, cảm giác khó chịu trong dạ dày.
  • Choáng váng hay chóng mặt đột ngột.
  • Xuất hiện toát mồ hôi lạnh.
  • Thay đổi tâm trạng: cảm giác lo âu không có lý do, khó ngủ, lo lắng thường xảy ra cùng với khó thở và tăng dần theo từng ngày trước khi cơn nhồi máu cơ tim xảy ra.
Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim trước vài ngày- Ảnh 2.

Phát hiện sớm và xử trí cấp cứu nhồi máu cơ tim cấp mang lại sự sống cho người bệnh.

Ở một số trường hợp đặc biệt khi lên cơn nhồi máu cơ tim sẽ không có cảm giác đau thì cần phải đặc biệt lưu tâm chú ý hơn nữa. Khi gặp những triệu chứng được miêu tả như trên người bệnh cần phải dừng ngay hoạt động và công việc đang làm, nghỉ ngơi tại nơi thông thoáng, sử dụng thuốc trợ tim.

Nếu như sau 10 -20 phút vẫn không đỡ thì phải nhanh chóng liên hệ bác sĩ để cấp cứu kịp thời, đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế có năng lực giải quyết sớm nhất xử lý khi các triệu chứng chỉ mới thực sự có dấu hiệu bắt đầu.

Phòng ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả

Để phòng ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả cần thực hiện các nguyên tắc sau:

- Thực hiện lối sống lành mạnh bằng cách đi ngủ sớm, đủ giấc, tập thể dục đều, ăn nhiều rau xanh, hạn chế muối, mỡ, không bỏ bữa sáng, uống nhiều nước vào sáng sớm mới dậy, không hút thuốc lá, không uống rượu bia,…

- Khám sức khỏe định kỳ, kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu, đường huyết và cân nặng, sớm phát hiện các yếu tố nguy cơ.

- Với những người có bệnh lý sẵn cần sẵn sàng khi nhồi máu cơ tim xảy ra. Cần nhớ luôn mang theo điện thoại, có số điện thoại của người thân, bác sĩ để kịp gọi trợ giúp; Luôn mang theo thuốc Nitroglycerin, Aspiirin; Liệt kê các thuốc đang dùng, thuốc bị dị ứng,… lưu ở những nơi thường sinh hoạt; Hướng dẫn cho người thân dấu hiệu nhồi máu cơ tim và cách sơ cứu tại nhà;

- Những người có tiền sử bệnh mạch vành lâu năm, nguy cơ nhồi máu cơ tim có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Để phòng ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả thì việc tìm đúng giải pháp hỗ trợ điều trị sớm ngay từ đầu là rất cần thiết.

Nhồi máu cơ tim thường để lại hậu quả xấu, mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào diện tích vùng cơ tim bị thiếu máu, vùng thiếu máu càng rộng thì chức năng của tim càng giảm mạnh, càng dễ tử vong. Do vậy, thời gian vàng để cấp cứu kịp thời là 30-60 phút, việc đưa đến bệnh viện càng sớm thì khả năng được cứu sống càng cao.

Sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim đúng cách:

- Đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm, nới lỏng thắt lưng, quần áo để giúp máu lưu thông dễ dàng.

- Gọi 115 hoặc số điện thoại khẩn cấp của bệnh viện gần nhất. Nếu không thể chờ xe cấp cứu đến, hãy chủ động thuê taxi hoặc tự mình chở bệnh nhân đến bệnh viện.

- Ép tim ngoài lồng ngực: Tiến hành càng sớm càng tốt vì cứ mỗi 1 phút chậm trễ thì người bệnh mất đi 10% cơ hội được cứu sống.

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi