Ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên
Thức ăn nhanh rất tiện lợi và rẻ tiền. Nhưng nếu ăn thường xuyên bạn có thể phải trả một cái giá lớn về lâu dài đối với sức khỏe. Đó là những hậu quả gì?
1. Thức ăn nhanh gây tăng cân, béo phì và áp lực xương khớp
Sử dụng đồ ăn nhanh nhiều chất béo, calo và carbs đã qua chế biến hơn mức cơ thể cần trong một bữa ăn khiến bạn nhanh chóng tăng cân và béo phì.
Thừa cân và béo phì do thức ăn nhanh sẽ gây thêm áp lực lên xương khớp, đặc biệt là hông và đầu gối. Điều này không chỉ làm vận động trở nên khó khăn hơn mà còn làm tăng các cơn đau khớp và khiến bạn dễ bị gãy xương hơn.
2. Làm tăng đường trong máu
Hầu hết thức ăn nhanh, bao gồm cả đồ uống và đồ ăn vặt như: bánh mì kẹp thịt, gà rán, xúc xích, khoai tây chiên, trà sữa, nước có gas… đều chứa nhiều carbohydrate, rất ít hoặc không có chất xơ.
Khi tiêu hóa những thực phẩm này, carbs được giải phóng dưới dạng glucose (đường) vào máu dẫn đến làm tăng lượng đường trong máu.
Khi lượng đường trong máu tăng lên, cơ thể bạn sẽ tiết ra insulin để cân bằng. Theo thời gian, lượng đường tăng đột biến này có thể làm hao mòn tuyến tụy (cơ quan tạo ra insulin). Điều này khiến lượng đường trong máu luôn ở mức cao, gây ra bệnh đái tháo đường.
Thức ăn nhanh là nguyên nhân gây tăng đường trong máu.
3. Tăng cholesterol xấu
Chất béo chuyển hóa là chất béo được tạo ra trong quá trình chế biến thực phẩm. Nó thường được tìm thấy trong thức ăn nhanh như: các loại bánh nướng, bánh ngọt, bánh quy, bột bánh pizza…
Không có lượng chất béo chuyển hóa nào là tốt hoặc có lợi cho sức khỏe. Ăn thực phẩm có chứa chất này có thể làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và bệnh tim.
4. Gây đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy
Thức ăn nhanh cũng thường chứa nhiều muối. Sự kết hợp của chất béo, đường và muối có thể làm cho thức ăn nhanh ngon hơn, khiến chúng ta ăn nhiều hơn. Nhưng đó cũng là nguyên nhân khiến chúng ta thường bị giữ nước, đầy hơi, chướng bụng, có cảm giác ậm ạch… sau khi ăn.
Vì được chế biến kỹ nên thức ăn nhanh, đặc biệt là đồ ăn chiên rán hoặc nhiều kem có thể khó tiêu hóa. Nếu cơ thể không thể phân hủy, nó có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Ăn thức ăn nhanh dễ bị đầy hơi, chướng bụng.
5. Tăng huyết áp và bệnh tim
Chế độ ăn có nhiều muối cũng nguy hiểm đối với những người mắc các bệnh về huyết áp. Ăn quá nhiều muối làm tăng huyết áp và làm hư hại mạch máu. Nó cũng làm tăng nguy cơ suy tim, đau tim và đột quỵ.
6. Khiến da nhanh lão hóa
Thức ăn nhanh chứa rất nhiều những thành phần không tốt cho da. Cụ thể:
- Đường có thể làm giảm mức độ collagen và dẫn đến các dấu hiệu lão hóa sớm như nếp nhăn.
- Muối khiến cơ thể giữ nước gây ra bọng dưới mắt.
- Lượng chất béo bão hòa cao kích hoạt các hormone gây ra mụn trứng cá.
7. Ảnh hưởng đến trí nhớ
Các chuyên gia cho rằng, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trong thức ăn nhanh khiến cơ thể tạo ra các mảng trong não. Những nguyên nhân này gây ra chứng sa sút trí tuệ và làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hơn so với những người không ăn thức ăn nhanh.
8. Dễ mắc bệnh răng miệng
Mức độ cao của carbs và đường trong thức ăn nhanh làm tăng lượng axit trong miệng. Những chất này làm mòn men răng và làm tăng nguy cơ bị sâu răng và các bệnh về nướu.
Đồ ăn nhanh chứa nhiều đường dễ gây bệnh răng miệng.
Đồ ăn nhanh là xu hướng yêu thích của giới trẻ vì nó thực sự tiện lợi. Tuy nhiên, thức ăn nhanh thường không cân đối về các chất dinh dưỡng, chứa nhiều calo, nhiều đường, muối, chất béo không lành mạnh, thiếu vitamin và khoáng chất. Nếu ăn nhiều và thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì vậy, chúng ta nên hạn chế ăn thức ăn nhanh.Ngoài ra, trong một bữa ăn nhanh nên bổ sung thêm rau xanh và trái cây tươi giúp tăng cường vitamin, khoáng chất và chất xơ để cân đối về dinh dưỡng và tiêu hóa tốt hơn.
Tin mới
- Người bệnh đái tháo đường nên hạn chế những đồ ăn thức uống nào? - 27/01/2022 04:52
- Danh sách các loại thực phẩm bệnh nhân COVID-19 nên ăn trong quá trình hồi phục - 26/01/2022 04:05
- Ăn Tết vẫn cần dinh dưỡng hợp lý để phòng nCov - 26/01/2022 03:58
- Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em do COVID-19 và khả năng hồi phục tổn thương tim - 24/01/2022 07:41
- Người mắc COVID-19 nên ăn nhiều đồ ăn chứa protein - 21/01/2022 08:11
Các tin khác
- 9 thực phẩm ngừa loãng xương - 19/01/2022 08:17
- 6 loại thực phẩm giúp trẻ chống lại các bệnh trong mùa đông - 11/01/2022 04:59
- 11 thực phẩm và đồ uống giúp làm dịu các triệu chứng COVID-19 - 11/01/2022 04:00
- Những mẹo đơn giản giúp tăng cường miễn dịch trong thời kỳ đại dịch - 06/01/2022 04:33
- Ăn đậu phụ hàng ngày tốt cho người bệnh đái tháo đường - 05/01/2022 06:59