Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Trẻ em nên được học bơi để tăng cường sức khỏe, giúp phát triển thể chất toàn diện và để giảm thiểu nguy cơ đuối nước. Tuy nhiên, trong quá trình bơi, trẻ có thể gặp phải các sự cố không mong muốn nếu không có sự chuẩn bị cả về thể chất và kiến thức.
Dưới đây là một số vấn đề sức khỏe mà trẻ có thể gặp phải trong khi bơi.
Đề phòng nhiễm lạnh
Trong khi bơi lội, cần tránh cho các trẻ bị nhiễm lạnh vì nhiễm lạnh sẽ làm cho sức đề kháng giảm, dễ bị cảm sốt hoặc viêm nhiễm.
Các triệu chứng: Ban đầu là triệu chứng run rẩy. Khi qua giai đoạn rét run thì da, môi tím lại. Nếu giai đoạn này kéo dài sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
Cách xử lý: Cho trẻ lên khỏi bể bơi, lau khô người rồi mặc ấm. Cho trẻ uống 1-2 ngụm nước ấm (nếu có), rồi ngồi vào chỗ khuất gió. Có thể cho trẻ chạy nhẹ nhàng cho nóng người. Nếu mặt mày tím tái (bị nặng), có thể dùng dầu gió xoa vào rốn, lòng bàn tay, bàn chân và hai lỗ mũi của các em. Tránh không để các em nằm yên tĩnh một chỗ mà nên để các em ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng ở nơi kín gió.
Trẻ em nên được học bơi để tăng cường sức khỏe.
Viêm mắt khi bơi
Triệu chứng: Mắt đỏ, gây nhức nhối. Có hiện tượng sung huyết ở mắt. Trẻ sợ ánh sáng, nước mắt chảy nhiều, thị lực giảm...
Dự phòng: Tăng cường khử độc, khử trùng nước bể bơi. Khống chế hàm lượng khí thải trong nước (hàm lượng khí Clo là 0,8-2,4mg/l). Cấm người đã bị đau mắt đỏ xuống bể bơi để tránh lây nhiễm. Khi bơi, nên đeo kính bơi để nước không tiếp xúc với màng mắt và tránh khí Cl2, vi khuẩn xâm nhập. Sau khi bơi, tốt nhất là nhỏ nước muối 0,9%. Khi thấy có hiện tượng đỏ mắt, nên dừng ngay tập bơi.
Viêm tai
Triệu chứng: Bộ phận xung quanh tai viêm tấy đỏ, sốt và đau dữ dội. Nếu bị viêm trầm trọng có thể bị chảy máu ở phần tai. Nếu bị viêm tai giữa còn kèm theo hiện tượng đau đầu, sốt, buồn nôn...
Nguyên nhân: Nước bể bơi không sạch; Nước lọt vào tai không lấy ra hết mà dùng ngón tay hoặc vật cứng ngoáy lỗ tai sẽ làm tổn thương lớp da ống tai hoặc làm thủng màng nhĩ tạo điều kiện cho vi khuẩn trực tiếp xâm nhập tai; Khi đã bị viêm đường hô hấp như viêm mũi họng... hoặc đang bị cảm cúm, tuyệt đối không xuống nước bơi.
Dự phòng: Xử lý nguồn nước của bể bơi, hồ bơi; làm cho nước được trong sạch vô trùng. Nếu trẻ có hiện tượng bị đau tai thì nên dừng ngay việc tập bơi. Tập thở cho tốt để tránh sặc nước quá nhiều lần, có thể dùng nút lỗ tai khi bơi. Nước vào tai, nên dừng bơi, lên bờ làm động tác nghiêng đầu về phía tai bị nước vào, có thể xử lý bằng 1 trong 2 cách sau: Dùng cùi tay ấn chặt vào lỗ tai rồi nhảy lò cò một chân cho nước trong tai chảy ra, tuyệt đối không được dùng ngón tay hoặc vật cứng ngoáy tai. Hoặc lấy lòng bàn tay áp sát vào vành tai rồi nín thở, sau đó giật nhanh bàn tay rời khỏi vành tai để hút nước trong tai ra. Cứ mỗi lần ấn bàn tay vào vành tai lại nín thở rồi giật nhanh tay ra cho đến khi cảm thấy trong tai hết nước thì dừng.
Trẻ nên được học bơi cùng với sự chuẩn bị về thể lực và kiến thức.
Viêm mũi họng
Viêm mũi, viêm họng rất thường gặp khi bơi lội.
Triệu chứng: Sống mũi đau nhức, nước mũi chảy nhiều. Bệnh nghiêm trọng sẽ có nước mũi quánh đặc màu vàng hoặc hơi bị xanh, đôi khi kèm theo đau đầu. Khi viêm họng, họng sẽ tấy đỏ lên kèm theo sốt và ho, đau đầu.
Nguyên nhân: Hít thở trong khi bơi không đúng cách nên bị sặc nước; Không chú ý tới việc vệ sinh thì mũi, họng.
Dự phòng: Luôn giữ vệ sinh chung, để đảm bảo cho nước bể bơi, hồ bơi luôn trong sạch vô trùng. Tập thở đúng cách để ít bị sặc nước. Nếu nước vào mũi và họng, phải xì thật mạnh cho nước ra hết, tránh bóp mạnh mũi để nước vào tai giữa sẽ gây ra viêm tai giữa. Sau mỗi lần tập bơi, phải nhỏ mũi bằng thuốc nhỏ mũi như naphazolin 0.05% và súc miệng bằng nước muối.
Trường hợp đã bị viêm mũi, họng, cần cho trẻ đi khám chữa trị ngay, tránh để lâu dễ bị biến chứng nặng hơn. Ngoài ra, nên dùng khăn mặt nhúng nước ấm đắp lên mũi để tăng cường tuần hoàn mũi và giúp cho bệnh chóng lành.
Tin mới
- 10 loại thực phẩm giúp giảm lượng đường trong máu tự nhiên - 13/08/2020 07:39
- Người Việt ăn thừa muối gấp đôi khuyến cáo, chỉ nên ăn dưới 5g/ngày - 12/08/2020 06:52
- Thận trọng với ngộ độc thức ăn do vi khuẩn - 03/08/2020 11:34
- Hướng dẫn phòng và chăm sóc trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng - 24/07/2020 07:52
- Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ - 18/07/2020 13:42
Các tin khác
- Bệnh trong mùa nắng nóng: Nhìn xa để ngừa gần - 08/07/2020 04:36
- Ăn sữa chua thế nào cho tốt? - 06/07/2020 03:05
- Thức uống tưởng tốt này có thể chứa thứ cực kỳ nguy hiểm - 01/07/2020 02:43
- Làm thế nào để có bữa ăn hợp lý và đủ dinh dưỡng? - 17/06/2020 02:59
- Giảm cân từ lựa chọn dinh dưỡng thông minh - 12/06/2020 03:16