Quảng Trị: Gấp rút hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ
Kali là một khoáng chất quan trọng trong cơ thể chúng ta. Thiếu hụt kali sẽ gây nhiều rối loạn, nặng có thể dẫn tới các biến chứng trầm trọng, thậm chí tử vong.
Kali đóng vai trò cả ở tế bào và mức độ điện học. Nó cũng được cho là một chất điện giải quan trọng vì góp phần chính cho các trao đổi điện học ở tế bào. Kali được thấy trong cơ thể ở hồng cầu, các cơ và xương. Các thức ăn có nhiều kali là các loại hoa quả và rau xanh như rau cải, cà chua, nước chanh, chuối, táo, nho...
Một số vai trò của kali trong cơ thể
Co cơ: Kali và natri cùng góp phần điều hòa nước và cân bằng kiềm toan ở máu và các mô. Nó cũng cùng nhau tạo ra bơm kali - natri giúp tạo ra co của các cơ, kể cả cơ tim. Do kali thường qua màng tế bào nhiều hơn natri, nên nó tạo ra trao đổi qua việc tạo ra năng lượng điện học và kích hoạt xung thần kinh, gây ra co bóp của cơ.
Huyết áp: Kali cũng gây ra phản ứng của mạch máu. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy khi truyền kali có thể làm tăng dòng chảy trong mạch máu do tác dụng giãn các mạch máu và giãn ra của các cơ trơn. Một số nghiên cứu cũng cho thấy chế độ ăn có nhiều kali hơn có thể làm huyết áp giảm thấp. Thậm chí điều này giúp cho giảm liều các thuốc điều trị tăng huyết áp ở những bệnh nhân tăng huyết áp do “tăng nhạy cảm muối”. Một số nghiên cứu còn cho rằng cung cấp thêm kali trong khẩu phần ăn có thể làm giảm biến chứng tăng huyết áp nhưng điều này cần được chứng minh bởi các nghiên cứu lớn hơn.
Sản xuất enzyme: Có một số enzym cần phải sử dụng kali để sản xuất và kích hoạt hoạt động của enzym đó. Ví dụ như sử dụng adenosine triphosphate trong tạo năng lượng cần cả 2 khoáng chất là kali và natri. Kali cũng cần thiết để kích hoạt một enzym quan trọng trong chuyển hóa carbohydrate là men pyruvate kinase.
Duy trì cân bằng kiềm toàn và sức khỏe của xương: Cơ thể chúng ta hoạt động trên sự cân bằng kiềm toan lỏng lẻo. Để duy trì sự cân bằng này, hoàn toàn dựa trên chế độ ăn của bạn. Cơ thể bạn thường có xu hướng kéo canxi về xương, kali làm giảm số lượng canxi vào xương giúp cho duy trì cân bằng kiềm toan. Vai trò của kali còn dựa trên phức hợp giữa kali, natri và canxi với phốt pho ở trong xương và các dịch mô vây quanh xương.
Nguyên nhân nào dẫn tới thiếu hụt kali?
Dùng lợi tiểu: Lợi tiểu thường là thuốc được kê để điều trị tăng huyết áp, suy tim. Lợi tiểu như nhóm furosemide có thể gây giảm kali máu. Khi dùng lợi tiểu, các bác sĩ sẽ thường làm các xét nghiệm sinh hóa máu để theo dõi nồng độ kali trong máu và kê thêm các thuốc bổ sung kali, hoặc dùng thêm chế độ ăn giàu kali.
Bệnh thận: Một số bệnh thận như suy thận có thể gây giữ kali trong cơ thể. Một số bệnh thận làm giảm kali máu như bệnh cường aldosterol. Bệnh này sẽ làm cơ thể sản xuất ra quá nhiều aldosterol làm thấp nồng độ kali. Bệnh nhân có hội chứng Fanconi, cũng thường làm giảm nồng độ kali.
Dùng kháng sinh: Một số loại kháng sinh có thể làm giảm kali như gentamicin, amphotericin B và carbenicillin. Nếu bạn dễ bị hạ kali máu khi dùng kháng sinh này nên dùng thêm các thuốc bổ sung kali hoặc ăn chế độ ăn nhiều kali. Nếu không bạn nên nói bác sĩ chuyển sang sử dụng các kháng sinh khác.
Rối loạn tiêu hóa: Những bệnh nhân bị tiêu chảy kéo dài hoặc tiêu chảy nặng có thể làm mất kali máu. Những bệnh nhân bị nôn nhiều cũng có thể gây ra tình trạng tương tự. Những bệnh nhân này có thể có tình trạng hạ kali máu nhiều gây ra những rối loạn nhịp có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Ra mồ hôi quá nhiều: Một số tình trạng có thể làm cơ thể bị ra mồ hôi quá nhiều như sau tập luyện thể thao, làm việc dưới trời nắng nóng kéo dài, khi bị sốt cao có thể làm mất điện giải gây nên giảm kali máu. Khi đó nên dùng bổ sung thêm kali qua thức uống hoặc viên thuốc bổ sung.
Các triệu chứng thiếu hụt kali?
Hạ kali máu có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng khác nhau, phụ thuộc mức độ thiếu kali. Thiếu kali nặng có thể gây ra những biến chứng nặng nề như: yếu cơ, giật cơ, chuột rút thậm chí có thể gây liệt cơ. có thể dẫn tới tử vong. Bệnh nhân thiếu hụt kali cũng có thể có triệu chứng choáng váng, ngất. Các rối loạn nhịp tim cũng hay gặp ở bệnh nhân thiếu hụt kali máu như ngoại tâm thu, ngừng tim, xoắn đỉnh những rối loạn này có thể gây tử vong.
Cách nào bổ sung kali?
Bạn có thể bổ sung kali bằng các thức ăn có giàu kali như chuối, nước cam, quả bơ, hạt điều, các loại rau xanh, sữa và khoai tây. Nhưng một số trường hợp có thể phải dùng đường truyền nếu hạ kali máu nặng. Cơ quan dược phẩm Hoa kỳ có khuyến cáo nên bổ sung ít nhất 350mg kali qua thức ăn hoặc dùng thuốc và chế độ ăn nhạt ít muối ở những bệnh nhân tăng huyết áp. Điều này có thể giúp giảm 40% biến chứng đột quỵ ở bệnh nhân tăng huyết áp. Với người bình thường lượng kali bổ sung khuyến cáo là từ 90mmol/ngày. Hiện nay, vẫn chưa có giới hạn liều trên là bao nhiêu có thể có hại. Nhưng lượng kali bù vào quá nhiều cũng có thể nguy hiểm. Một thử nghiệm cho thấy thêm vào 400mmol/ngày từ thực phẩm và thuốc bổ sung trong vài tuần và 115mmol/ngày trong một năm đều không cho thấy bất cứ tác dụng phụ nào.
Tin cùng chủ đề
Tin mới
Các tin khác
- 6 vi chất giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch mùa lạnh - 19/12/2018 04:49
- Thực hiện lối sống lành mạnh để phòng, chống tăng huyết áp (THA) - 12/12/2018 03:32
- Chữa ho bằng hoa - 28/11/2018 07:13
- 6 thực phẩm giữ ấm cơ thể và tăng cường miễn dịch mùa lạnh - 26/11/2018 05:14
- 7 cách tăng cường hệ miễn dịch cho bé những ngày đầu đông - 23/11/2018 04:34