Quảng Trị: Gấp rút hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ

Hiện tại các khu vực ngập lụt nặng nhất là các xã Vĩnh Long, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thủy, (huyện Vĩnh Linh), chính quyền đang gấp...
Thứ hai, 21 Tháng 5 2018 15:02

Rối loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não là hai bệnh có những biểu hiện rất giống nhau cho nên người bệnh và ngay cả bác sĩ không chuyên khoa cũng rất dễ nhầm lẫn, từ đó làm cho việc xác định bệnh bị nhầm lẫn dẫn đến kết quả điều trị không cao và không chữa dứt điểm bệnh được.

 

Theo một số nghiên cứu, có khoảng 80% người bệnh khi có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ù tai… bị nhầm lẫn trong chẩn đoán bệnh, họ cho rằng bị thiểu năng tuần hoàn não, tự mua thuốc điều trị và có khoảng 70% trong số đó cho rằng cách điều trị rối loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não là hoàn toàn giống nhau

 

Sự nhầm lẫn

 

Phần lớn người bệnh đều có sự nhầm lẫn giữa 2 căn bệnh này bởi vì thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình đều có những dấu hiệu giống nhau như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nhưng thực tế thì 2 căn bệnh này có nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

 

Thiểu năng tuần hoàn não hay còn gọi là rối loạn tuần hoàn não, là trạng thái suy giảm lượng máu đến nuôi não do các bệnh mạn tính gây ra, như tăng huyết áp, xơ cứng mạch não, các bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, suy thận mạn. Bên cạnh đó còn có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như nghiện bia rượu, thuốc lá, stress, thừa cân, béo phì, ít vận động.

 

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng làm cho người bệnh có biểu hiện chóng mặt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo rất khó chịu. Đây là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như tuần hoàn não kém, rối loạn tuần hoàn não, nhiễm trùng não, viêm tai giữa cấp và còn có cả nguyên nhân do thay đổi thời tiết. Như vậy, thiểu năng tuần hoàn não chỉ là yếu tố gây nên rối loạn tiền đình.

 

Phân biệt rối loạn  tiền đình với thiểu năng tuần hoàn não

70% số người bệnh cho rằng cách điều trị rối loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não là hoàn toàn giống nhau

 

Nhận biết

 

Biểu hiện đặc trưng nhất của rối loạn tiền đình là chóng mặt đi kèm với các biểu hiện khác như hoa mắt, ù tai, buồn nôn, mất thăng bằng… Bệnh thường tiến triển thành mạn tính và nặng dần lên, ban đầu có thể chỉ là một cơn chóng mặt, đột ngột rồi thôi, hoặc với những cơn chóng mặt thóang qua nên người bệnh thường không chú ý rồi sau đó các dấu hiệu này xảy ra thường xuyên hơn.

 

Trong khi đó, biểu hiện của thiểu năng tuần hoàn não là chóng mặt, buồn nôn, nặng đầu khi thay đổi tư thế chứ không có biểu hiện đi lảo đảo. Những biểu hiện này thường gặp vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng. Bên cạnh đó, khi cơn cấp tính xảy ra, người bệnh có thể cảm thấy bị kém tập trung, giảm khả năng tư duy và hay quên…

 

 

Điều trị dứt điểm bệnh

 

Người bệnh nên hiểu rõ căn nguyên của 2 căn bệnh để không bị nhầm lẫn, nhất là không được tự ý mua thuốc uống, tránh tái phát.

 

Với bệnh rối loạn tiền đình:

 

Khi có biểu hiện bệnh, cần phải đến bác sĩ chuyên khoa để khám tìm ra nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.

 

Điều trị rối loạn tiền đình ngày nay chủ yếu là điều trị nội khoa và hoàn toàn phải do bác sĩ chỉ định về chế độ thuốc men và thời gian, tuyệt đối người bệnh không được tự ý điều trị hoặc điều trị không tuân thủ chế độ y lệnh của bác sĩ, có như thế mới có thể đạt được hiệu quả và đề phòng tái phát.

 

Rối loạn tiền đình rất dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, những người ngồi nhiều trong phòng lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy vi tính. Vì ngồi nhiều trong phòng lạnh, vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày làm co thắt động mạch cột sống thân nền, dẫn đến tình trạng thiếu máu nuôi vùng nảo bộ gây ra bệnh rối loạn tiền đình. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh dễ tái phát.

 

Do đó để phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình, tránh tái phát bệnh chúng ta cần tránh ngồi nhiều trong phòng lạnh, tránh ngồi lâu trước náy vi tính, không nên ngồi lâu khi làm việc văn phòng, thường xuyên thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy, thường xuyên tập thể dục thể thao...

 

Uống đủ nước 2 lít/ngày, nên để ly nước lọc trên bàn làm việc để tập thói quen uống nước thường xuyên, tránh để quá khát mới uống nước.

 

Đối với người bị rối loạn tiền đình phải thận trọng trong tư thế sinh hoạt, không nên quay cổ một cách đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh.

 

Giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt...

 

Không hút thuốc lá do nicotine làm co thắt mạch máu cung cấp máu đến tai, có thể làm gia tăng dấu hiệu mắc bệnh rối loạn tiền đình và có thể gây ra tăng huyết áp ngắn hạn.

Tương tự như vậy đối với bệnh thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi