Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Với mong muốn chia sẻ một phần giá trị mà bản thân có, nhiều bạn trẻ là sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TPHCM đã cùng nhau tham gia chương trình “Gia sư áo xanh” nhằm góp phần hỗ trợ, giúp đỡ những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, không có nhiều điều kiện học tập.
Một bạn sinh viên tham gia chương trình "Gia sư áo xanh" đang tận tình chỉ dạy cho em học sinh nghèo |
“Em vẫn nhớ mãi giây phút khi được các em nhỏ gọi bằng cô với sự ngây thơ, hồn nhiên và đầy trân trọng. Cuộc đời em chưa bao giờ dám nghĩ đến điều đó”, Nguyễn Thị Hồng Tâm, sinh viên Trường Đại học Công nghệ TPHCM xúc động khi nói về chương trình “Gia sư áo xanh”.
2 năm gắn bó với chương trình, Hồng Tâm cảm thấy tự hào vì bản thân đã trưởng thành hơn nhiều, em đã biết yêu thương, chia sẻ nhiều hơn trong cuộc sống. Dù không theo đuổi chuyên ngành Sư phạm nhưng khi tiếp xúc với các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, Hồng Tâm lại muốn mang hết sức trẻ, trí tuệ của bản thân để giúp các em có điều kiện vươn lên trong học tập.
Tâm luôn quan niệm rằng, làm những việc xuất phát bằng tình yêu thương thì tâm thế và bước đi của mình sẽ nhẹ nhàng hơn. Có lẽ đó cũng là cách mà cô sinh viên nhỏ nhắn dùng để truyền tải kiến thức đến cho các học trò nghèo.
Suốt 2 năm qua, hình ảnh cô giáo Tâm tận tụy, đón từng chuyến xe buýt từ Thủ Đức lên trung tâm để dạy cho các em nhỏ khiến không ít người xúc động. Dù bận rộn với lịch học trong trường nhưng Hồng Tâm luôn dành riêng cho mình một quỹ thời gian để kịp đến với các em nhỏ bởi đối với Tâm, chính sự hồn nhiên, ngây ngô của các em đã làm cô quên đi mọi áp lực, vất vả trong cuộc sống.
Chia sẻ về gia đình, Tâm cho biết bản thân em may mắn được sinh ra trong một gia đình giàu tình thương nên ba mẹ luôn ủng hộ con đường mà em đi.
Còn với Lê Hồng Hảo, sinh viên năm 4 Học viện Cán bộ TPHCM, quá trình tham gia chương trình “Gia sư áo xanh” đã giúp bản thân em trang bị thêm nhiều bài học, kinh nghiệm, kỹ năng quý giá để bổ trợ cho chuyên ngành mà em đang theo học.
Hảo bén duyên với chương trình từ những ngày còn học năm 2, mong muốn lớn nhất của Hảo là có thể hỗ trợ một phần nhỏ, giúp các bậc phụ huynh tiết kiệm chi phí để họ an tâm làm việc, trang trải cuộc sống nơi phố thị.
Khác hẳn với cô sinh viên năm nhất bẽn lẽn, nhút nhát, những ngày tham gia hoạt động tình nguyện đã giúp Hảo tự tin, mạnh dạn hơn. “Mỗi ngày được làm tình nguyện đối với em là một ngày quý giá, tình nguyện không bao giờ là lãng phí, vô bổ bởi nhiều điều mà chúng em học được không có sách vở, thầy cô dạy”, Hảo chia sẻ.
Dù mới đồng hành cùng chương trình “Gia sư áo xanh” được 2 tuần nhưng Đinh Hồ Thúy Quyên, sinh viên Trường Đại học Kinh Tế TPHCM lại có rất nhiều kỷ niệm đẹp cùng các cô cậu học trò nhí.
Tham gia tình nguyện là cách để những người trẻ thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. |
“Lúc ấy, em được phân công dạy kèm cho 2 bé lớp 1 và lớp 5, ban đầu cu cậu lớp 1 khá lười vì cu cậu đã được học thêm trước đó, những buổi học đầu, cụ cậu còn ước cô không đến để được đi chơi nhưng sau đó, em đã dành thời gian ngồi tâm sự, trao đổi nên cu cậu thấy thích thú và bắt đầu hăng say học tập”, Thúy Quyên nhớ lại.
Gia đình Quyên có ba làm giáo viên nên khi nghe tin cô con gái tham gia chương trình “Gia sư áo xanh”, ba mẹ Quyên rất vui và luôn động viên con gái cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.
Quyên luôn đặt cho mình châm ngôn sống: “Đừng bao giờ lười biếng vì đó là kẻ thù của thành công” bởi đối với Quyên, việc rèn dũa cách sống, đạo đức khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ là hành trang quý giá để em tự tin bước vào đời.
Quyên cũng hy vọng rằng, các bạn trẻ sẽ dành nhiều thời gian để tham gia các hoạt động tình nguyện vì đó là cách để những người trẻ thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
Tin mới
- Những hy sinh không nói hết bằng lời - 27/02/2021 10:17
- Những tấm gương sáng nơi tuyến đầu phòng chống dịch COVID-19 - 26/02/2021 11:23
- Trao phương tiện sinh kế theo nhu cầu - Cách làm mới trong giảm nghèo ở TPHCM - 20/02/2021 11:17
- Nhóm học sinh Hà Nội chia sẻ yêu thương với những người lao động nghèo - 27/12/2020 01:11
- Tình đồng bào đầm ấm nơi phong tỏa ở Đà Nẵng - 05/08/2020 00:53
Các tin khác
- "Chợ nhân đạo" Hỗ trợ người gặp khó khăn do dịch COVID-19 - 29/04/2020 12:03
- Cây ATM nghĩa tình giữa mùa dịch giã - 11/04/2020 10:46
- Gần 5.200 em nhỏ được phẫu thuật tim từ chương trình “Trái tim cho em’ - 19/12/2019 00:02
- Người khiếm thị hoàn toàn có thể tự lập và tìm thấy hạnh phúc - 19/08/2019 02:50
- Thầy giáo tật nguyền 'thắp lửa' cho trẻ khuyết tật - 29/07/2019 03:13