
Hoa Hậu Trăng Khuyết 2025 – Tôn vinh vẻ đẹp nghị lực
Cuộc thi sắc đẹp dành cho phụ nữ khuyết tật đầu tiên tại Việt Nam – Hoa Hậu Trăng Khuyết 2025 đang thu hút sự quan tâm...

Người đàn ông dân tộc cầu cứu sự giúp đỡ khi vợ và con được chẩn đoán bệnh nặng cùng lúc
Giữa những ngày tháng này, anh Giàng A Tranh – người dân tộc Mông ở bản Huổi Toóng I, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà,...
Cậu học trò ôm cặp sách bước lên bục giảng, khoanh tay: “Nhà em có việc gấp, xin thầy cho em về sớm ạ”. Chỉ đợi cái gật đầu từ thầy, cậu chạy vụt ra ngoài. Bạn bè kể mẹ đau, bạn chạy về cuốc cỏ thuê cho người ta...
![]() |
Dần đang dìu ba đi lại trong nhà cho khuây khỏa - Ảnh: Thái Thịnh |
Đó là cậu học trò Trần Công Dần (thôn 4, xã Ea Sar, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) đạt 24,5 điểm khối C trong kỳ thi xét tuyển ĐH-CĐ năm nay. Chưa kịp vui mừng khi đứa con trai đạt điểm cao, bà Nguyễn Thị Toàn (mẹ Dần) xót xa: “Chắc nó phải nghỉ học thôi...”.
Một đời lầm lũi nuôi con
Cơn mưa tầm tã suốt đêm qua khiến con đường vào xóm nhỏ của cậu học trò Dần vốn đã khúc khuỷu khó đi nay càng sình lầy nhuốm màu đất đỏ. Vượt qua những con dốc cheo leo, cây cầu treo tạm bợ nối liền nhau, những gì trông thấy nơi đây khác xa với thị trấn Ea Kar sầm uất.
“Nhà thằng Dần đó!” - bà Năm (một người dân ở thôn 4, xã Ea Sar) vừa nói vừa chỉ tay vào căn nhà lụp xụp lợp bằng những tấm tôn cũ kỹ, bức tường còn trơ lõi gạch đỏ được dựng lên lời bời trên khoảng đất nhỏ chưa đầy 25m2.
Bà Toàn có dáng người nhỏ, gương mặt khắc khổ, đôi mắt phảng phất một nỗi buồn. Không ruộng vườn đất đai, căn nhà dựng lên cũng chưa được cấp sổ đỏ, chồng lại bị tai biến không đi lại được, một mình bà gồng gánh đi làm thuê nuôi sống gia đình và ba đứa con ăn học. Cuộc sống mẹ con bà cứ lay lắt bữa đói, bữa no...
Nhà Dần chẳng có gì đáng giá ngoài cái tivi cũ và chiếc xe đạp. Chiếc giường ngủ ghép từ hai chiếc ghế gỗ và một tấm ván trải chiếu cói là nơi dưỡng bệnh của ông Trần Văn Phu (ba của Dần) bị tai biến suốt bốn năm nay. Trần nhà có những chiếc bao nilông được giăng mắc khắp nơi để hứng nước mưa chảy xuống từ mái tôn thủng lỗ chỗ.
Đi xin sách giáo khoa
12g trưa, mặt trời đứng bóng cũng là lúc Dần vác trên vai chiếc cuốc, bộ quần áo ướt nhẻm sau một buổi sáng đi cuốc cỏ thuê về. Bà Toàn kể ngay từ năm lớp 6, Dần đã biết làm thuê phụ giúp gia đình. Cuốc cỏ, chặt mía, đúc trụ tiêu, hễ ai thuê gì là Dần làm nấy.
“Mấy tháng nay tôi cũng đau ốm liên miên nên thằng Dần sáng đi học chiều lại phải xin nghỉ để đi kiếm tiền. Nghĩ mà tội nghiệp, nó nhỏ nên bà con ai cũng thương, dù làm chậm hơn người ta nhưng bao giờ họ cũng trả đạt công và có khi còn cho thêm tiền nữa” - nước mắt bà Toàn ứa ra.
Trong chiếc cặp của Dần có một thứ được giữ gìn cẩn thận là tập giấy khen từ năm lớp 1 tới nay. “Tường nhà ngấm mưa, mình không dán giấy khen lên vì sợ ướt” - Dần nói.
Dần không có góc học tập nên học ở bất cứ đâu trong nhà: trên chiếu, bàn gỗ uống nước hay có khi cả dưới sàn nhà. Dần kể rằng suốt ba năm học cấp III chưa hề mua một cuốn sách, những quyển vở phần nhiều là được trường tặng.
“Cứ đầu năm học mình thường đi mượn sách của các anh chị khóa trước” - Dần nói.
Những ngày sắp bước vào kỳ thi đại học, trong khi bạn bè cùng trang lứa đi ôn thi tại trường, lớp, lò luyện thi thì Dần vẫn một mình nai lưng trên nương rẫy kiếm tiền phụ giúp gia đình, mua thuốc chữa bệnh cho ba.
Dần tranh thủ tự học vào ban đêm, phần nào chưa hiểu thì nhờ thầy cô giải đáp.
Nếu không đậu sẽ đi làm công nhân
“Nếu năm nay không được, mình sẽ đi làm công nhân một năm rồi thi lại” - Dần cho biết.
Thầy Thái Văn Mạnh, giáo viên dạy địa lý của Dần, chia sẻ thật sự bất ngờ và khâm phục nghị lực hiếm có của đứa học trò để đạt được số điểm cao.
“Không được như bạn bè, Dần chỉ học có một buổi và xin nghỉ để đi làm thuê. Nhưng điểm số cao nhất lớp trong kỳ thi ĐH vừa rồi đã nói lên nỗ lực của em” - thầy Mạnh nói. Thầy Mạnh vẫn không thể quên được hình ảnh khi lần đầu gặp cậu học trò này.
Lúc đó Dần mới vào lớp 10, thầy đang làm công tác Đoàn nên thường kiểm tra nề nếp học sinh.
“Bất ngờ vào kiểm tra lớp Dần thấy cái áo ấm cậu bé mặc cồm cộm một vật gì đó. Hỏi thì mới biết đó là chiếc đèn pin lấm lem bùn đất. Dần nói xe đạp bị lủng vỏ chưa có tiền vá nên suốt cả tuần nay cuốc bộ từ sáng sớm, mang theo đèn pin đội lên đầu để thấy đường đi học” - thầy Mạnh xúc động kể lại.
Nguồn: tuoitre.vn
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Nhà không mảnh đất cắm dùi, con ung thư biết trông vào đâu? - 29/08/2016 08:33
- Bố mất, con phải bỏ học đi làm phụ mẹ nuôi em - 29/08/2016 08:30
- Mẹ chết, bố bỏ đi, 3 anh em nheo nhóc sống với ông bà tàn tật - 26/08/2016 08:45
- Cảm động hai chị em sinh đôi chăm mẹ liệt tứ chi ở bệnh viện - 25/08/2016 08:20
- Thiếu 60 triệu đồng, thiếu nữ 24 tuổi nguy kịch vì bệnh tim - 25/08/2016 08:14
Các tin khác
- Vợ chồng nghèo đau đớn trước cảnh con thì bị thiểu năng, con bị ung thư máu - 24/08/2016 01:37
- Mẹ bệnh nặng, con 13 tháng bơ vơ uống nước gạo thay sữa - 24/08/2016 01:32
- Chồng bị sét đánh chết, vợ ung thư con nhỏ nheo nhóc - 24/08/2016 01:27
- Bố chỉ còn vài trăm ngàn con cần phẫu thuật - 22/08/2016 02:58
- Chồng bỏ đi, người phụ nữ gồng mình nuôi con ung thư hạch - 22/08/2016 02:55