Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Bố đột ngột bị tâm thần, liền sau đó mẹ cũng bỏ đi để lại hai chị em bơ vơ sống dựa ông bà nội già yếu. Không một câu trách mẹ, hàng ngày hai đứa trẻ vẫn lầm lũi chăm bố mong một ngày mẹ sẽ trở về chung sống.
Trở về thôn Đồng Cháy, xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên lắng nghe câu chuyện của hai chị em cô bé Phan Thị Hồng Hạnh, không ai có thể cầm được nước mắt. Bố của em, anh Nguyễn Thế Ước từ một người đàn ông khỏe mạnh, chăm lam chăm làm nuôi vợ con bỗng nhiên đổ bệnh tâm thần sau một cơn sốt, liền sau đó mẹ của các em – một người phụ nữ dân tộc Dao cũng đã bỏ các con mà đi, để lại 2 đứa trẻ khóc cạn nước mắt vì nhớ mẹ.
Cách đây 5 năm bố của hai chị em bỗng nhiên bị tâm thần sau một trận cảm.
Anh suốt ngày cười, nói trong vô thức.
Căn nhà nhỏ, trống toang hoang với không có lấy 1 vật dụng cho ra hồn, đó là chỗ che mưa che nắng cho 3 bố con mà bác Nguyễn Trung Tính – Trưởng thôn Đồng Cháy đã chỉ cho chúng tôi biết. Trên 1 chiếc giường cá nhân nhỏ đặt sát tường, anh Ước nằm co ro, miệng luôn nói lung tung những điều không ai hiểu, tay bị cột một sợi dây xích móc lên tường để giữ anh không chạy đi mất. Kể chuyện anh, bác Nguyễn Thị Thu nức nở:
Thương bố, nhớ mẹ, ngày nào Hạnh cũng khóc.
Cuộc sống vất vả nên em thường đi hái chè thuê kiếm tiền.
"Nó là con trai đầu của bác đấy. Từ bé đến lớn nó khỏe mạnh bình thường, nó chăm làm lắm, ấy mà tự nhiên cách đây 5 năm nó bị cảm rồi đâm ra bệnh tâm thần thế này. Bất đắc dĩ bác mới phải cột một tay nó vào thế này, chứ không nó chạy đi đâu lại gây họa cho mọi người thì làm thế nào được".
Bà nội của 2 cháu đã ngoài 60 tuổi, mỗi lần nhìn con là như có trăm nghìn mũi dao cứa vào.
Đáp lại nước mắt của con gái...là cái trợn mắt của người bố tâm thần.
Sau lời giới thiệu đó, bác chỉ cho chúng tôi thấy cháu lớn là Nguyễn Thị Hồng Hạnh (học lớp 7) đang đi hái chè thuê ở trên con đồi gần nhà, còn cháu nhỏ là Nguyễn Văn Hậu (học lớp 2) đang đi cấy ngoài đồng giúp ông bà. Mẹ các cháu bỏ đi đã hơn 3 năm để hai con cho ông bà nội chăm sóc nhưng ông bà già lại nghèo khổ nên cuộc sống vô cùng khó khăn.
Không còn cách nào khác, gia đình phải xích tay anh vào để giữ anh không đi gây họa.
Hạnh thương bố lắm, em ước mơ được đến trường để sau này làm có tiền nuôi bố.
Làm xong công việc cho người ta, Hạnh tranh thủ chạy về để ra đồng đi cấy cho bà. Ngồi trò chuyện với chúng tôi một chút, gương mặt em ngại ngùng len lén không dám nhìn bố lâu bởi hai hàng nước mắt đã chực trào. Em bảo: "Hai chị em con nhớ mẹ nhưng mẹ bỏ chúng con đi rồi". Em còn kể cả chuyện ngày xưa bố còn khỏe, bố thương hai chị em lắm, trời mưa lần nào bố cũng đi tìm hai đứa về... Còn bây giờ có nhìn thấy con bị ướt, bố cũng chỉ biết khành khạch cười trong vô thức.
Hàng ngày em vẫn chăm sóc bố chu đáo...
Em không có tuổi thơ, chỉ còn nước mắt và nuối tiếc những ngày đã qua.
Nghe câu chuyện của em, những người lớn như chúng tôi có cảm giác như có luồng điện chạy qua người, thấu vào tận tim. 12 tuổi, em không có tuổi thơ, chỉ còn nước mắt, sự nhớ nhung và nuối tiếc cho quãng thời gian xa lắm... Em bảo, ngày đó bố còn khỏe và mẹ còn thương chúng em. Nghe mà đắng.
Chứng kiến cảnh các cháu lớn lên từng ngày, bác Thu có nhiều điều lo sợ: "Nếu một mai tôi và ông nó chết đi rồi thì các cháu nương nhờ ai đây. Các cháu có chú và có cô nhưng chúng nó nghèo quá, nó chưa lo đủ cái ăn cho con chúng nó thì làm sao mà bao bọc được 2 cháu đây.
Cả đời tôi chỉ có ước nguyện 2 cháu được đến trường và có cái ăn là mừng lắm rồi. Nó mặc bẩn, mặc rách cũng không sao, nhưng nhất định phải được đến trường thì mới mong sau này mở mày, mở mặt ra được cô ạ".
Cuộc sống nghèo khó, nên cả hai chị em Hạnh không bao giờ dám đòi bà mua 1 cái áo hay cái quần mới, nên trông đồ của các em đều rách hết cả. Nhưng khi được hỏi, em chẳng mơ có đồ ăn ngon, chẳng mơ có quần áo đẹp mà chỉ mơ: "Được đi học để sau này kiếm tiền nuôi bố"... Bởi dù bố có điên, có dại thì với 2 chị em Hạnh đó vẫn là những đấng sinh thành, mang nặng đẻ đau.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Bà Nguyễn Thị Thu (bà nội của hai cháu) thôn Đồng Cháy, xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Số ĐT: 01693.463.936.
Theo Dân trí
Tin cùng chủ đề
Tin mới
Các tin khác
- Nam sinh viên nghèo chạy xe ôm giúp bạn chữa trọng bệnh - 25/02/2016 06:07
- Giọt nước mắt đắng cay của bé 12 tuổi trước cảnh bố tâm thần, mẹ bỏ ra đi - 25/02/2016 06:02
- Xót xa gia cảnh bà già nuôi hai cháu mồ côi - 25/02/2016 03:35
- Ai chắp cánh ước mơ cho cậu bé nghèo học giỏi - 25/02/2016 03:29
- Con bệnh nặng: Cha mẹ không tiền, không việc - 25/02/2016 03:23