VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Là người anh cả trong gia đình, sau 37 năm xa quê hương vì chiến tranh, "được" công nhận là liệt sỹ, gần 2 năm sau ngày trở về, đến nay "liệt sỹ" Nguyễn Bá Lân cùng người mẹ già gần 100 tuổi có cuộc sống rất nghèo khó, vất vả...
Sóng gió cuối đời của người chiến sỹ giải phóng
Là con cả trong gia đình có 10 người con, ông Lân là anh trai cả, sau ông còn 8 em gái và 1 em trai. Năm 1964, chàng trai trẻ Nguyễn Bá Lân lúc này mới 18 tuổi, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, đã tham gia nhập ngũ. Lúc này ông Lân là chiến sỹ C vận tải trung đoàn E95A F325 (E10). Vào tháng 2/1970, ông cùng trung đoàn được lệnh xuống miền Tây Nam Bộ, bổ sung quân số cho Quân khu 9 vì lực lượng mỏng.
Trở về sau gần 2 năm, "liệt sỹ" Nguyễn Bá Lân gặp vô vàn khó khăn trong cuộc sống
Khi trung đoàn của ông đi đến rừng tràm Hà Tiên, thuộc tỉnh Kiên Giang thì bị địch ném bom, quần thảo. Lúc này ông Lân bị thương khá nặng nhưng vẫn cố gắng bám trụ đi qua trận địa. Nhưng trong lúc hỗn loạn, ông bị lạc đơn vị, do đã được định hướng trước nên ông Lân cứ nhằm hướng Nam mà đi. Sau nhiều ngày thì ông cũng đến được xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất, Kiên Giang. Ở đây, ông được người dân chăm sóc khoảng 1 tuần rồi được đưa về T70 quân khu 9 điều trị. Sau đấy ông được chuyển về đơn vị tiếp tục công tác.
Tháng 4/1978 ông cùng đơn vị hành quân sang Campuchia chiến đấu giúp nước bạn rồi từ đấy mất liên lạc với gia đình. Năm 1991, ông Lân được công nhận là liệt sỹ. Không biết ngày ông Lân hy sinh nên cứ đến ngày 27/7 hàng năm, gia đình lại làm mâm cơm thắp hương cúng giỗ ông Lân.
Cuối tháng 4 năm 2014, ông Lân trở về quê hương trước sự ngỡ ngàng và vui mừng của gia đình. Nhưng đằng sau niềm vui đoàn tụ, ông không ngờ cuối đời mình vẫn gặp sóng gió.
Một tháng sau khi ông trở về, mẹ ông Lân bị cắt chế độ tiền tuất liệt sỹ. Cũng bắt đầu từ đấy, ông Lân cùng gia đình bắt đầu "hành trình" tìm lại giấy tờ, nhờ hết người này đến người khác. Nhiều đồng đội biết gia cảnh ông Lân cũng hết sức giúp đỡ.
Hành trình đi làm lại chế độ với gia đình ông Lân gặp quá nhiều khó khăn.
Hơn 2 năm sau ngày trở về, ông Lân cùng gia đình mỏi mòn, nhẫn nại đi gõ cửa khắp các cơ quan chức năng để hi vọng có thể làm lại được chế độ, mong có thể tự mình lo mưu sinh cùng mẹ già, vơi bớt vất vả cho em gái. Nhưng cho đến nay mọi thứ vẫn dậm chân tại chỗ, nhiều lúc ông chán nản định thôi, nhưng các thành viên trong gia đình lại động viên ông cố gắng.
Không biết "hành trình" đi làm lại chế độ của "liệt sỹ" Nguyễn Bá Lân và gia đình bao giờ mới kết thúc! Anh Nguyễn Xuân Đoàn (SN 1972), cháu ruột ông Lân là người trực tiếp và cùng ông gửi đơn đi khắp nơi, tâm sự: "Đã gần hết tháng 12 rồi, lại hết một năm nữa, hay là bỏ hả chú, liệu người ta có biết không? Hay rồi người như bác Lân lại phải chịu thiệt thòi mãi?".
Cuộc sống cơ cực
Ngôi nhà cấp 4 ẩm thấp, nằm lọt trong khu phố ở đường Trần Quang Khải, phường Năng Tĩnh, thành phố Nam Định - nơi ông Lân và người mẹ già 95 tuổi đang sinh sống - là căn phòng ông Lân ở nhờ người em gái thứ 2.
Căn phòng 2 mẹ con ông Lân sinh sống không có vật gì đáng giá
Bà Nguyễn Thị Sâm (em gái thứ 2 ông Lân) tâm sự: "Nhà có 10 anh chị em, một người đã mất, giờ còn lại 8 em gái và bác Lân, trong đó tất cả chúng tôi ngày xưa cũng là công nhân của nhà máy dệt Nam Định. Lúc nghỉ làm thì có 4 người có lương hưu, 4 người lĩnh tiền rồi về. Phận làm dâu, gia cảnh cũng chẳng phải giàu sang, nên chỉ giúp bác Lân được phần nào thôi".
Ngồi trên chiếc giường mới, ông Lân khoe: "Sau khi báo đăng được 2 ngày thì nhiều đồng đội của bác về thăm lắm, chủ yếu là ở Nam Định thôi. Họ thấy bác nằm trên cái giường cũ được ốp bằng mấy tấm ván nên đã tặng bác cái giường này, biết bác khó khăn nhiều người cũng cho bác thêm gạo nữa".
Nhìn xung quanh ngôi gần 20m2, trên tường chỉ có vài bộ quần áo cũ, ở 2 chiếc giường, một của ông Lân và một của cụ Lộc có vài chiếc chăn mỏng và 2 manh chiếu - chăn chiếu cũng do đồng đội ông Lân mua tặng.
Cụ Trần Thị Lộc không cầm được nước mắt khi nói về số phận người con trai đầu.
Gần 2 năm trở về nhà, do di chứng của chiến tranh, tuổi cũng đã cao, sức khỏe yếu nên cuộc sống của ông và người mẹ 95 tuổi phải nương nhờ vào các em và các cháu.
Ông Lân tâm sự: "Mẹ tôi thì tuổi đã cao, tôi thì sức khỏe không cho phép, mỗi ngày tôi cứ cắm ít cơm, rồi các em gái người thì bát canh, người miếng cá bê xuống cho mẹ con tôi ăn cơm. Tháng vừa rồi, có đứa cháu gái nó mới đi làm tháng đầu tiên lĩnh lương cũng về biếu 300 nghìn để 2 mẹ con ăn sáng".
Anh Đoàn, cháu ông Lân cho biết, sau khi PV đăng tải về ông Lân, rất nhiều đồng đội cũ khắp nơi tìm về trò chuyện, động viên ủng hộ ông Lân. Người thì mấy cân gạo, người thì cái chăn, cái màn. Tình cảm đồng đội của họ rất gắn bó và xúc động.
Chiếc giường đồng đội tặng cho ông Lân
Ông Vũ Ngọc Giang, ở phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, là đồng đội của ông Lân cho biết: "Thực sự anh em chúng tôi rất mong mỏi các cơ quan chức năng sớm giải quyết chế độ cho bác Lân. Việc giải quyết chế độ rất thiết thực, ngoài hỗ trợ cuộc sống đó còn là công nhận sự đóng góp công sức và cả xương máu của ông trong công cuộc giải phóng đất nước...".
Do trời lạnh nên mấy hôm nay, toàn thân ông Lân bị các vết thương hành hạ. Mỗi lúc như thế cụ Trần Thị Lộc lại xoa bóp cho ông. Ngồi trên chiếc giường nghe con trai mình kể lại "hành trình" đi xin lại chế độ, chốc chốc cụ Lộc lại lôi khăn tay ra chấm nước mắt...
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
Ông Nguyễn Bá Lân, trú tại 27/188, đường Trần Quang Khải, phường Năng Tĩnh, thành phố Nam Định.
ĐT của anh Đoàn cháu ông Lân: 03503600665
Theo Dân trí
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Xót thương hai đứa trẻ "hỏi cha lắc đầu, hỏi mẹ òa khóc" - 12/01/2016 03:40
- 3 bà cháu lấy gốc cây làm nhà - 11/01/2016 00:22
- Xuống viện hôm trước, hôm sau quay về vì không đủ tiền chữa bệnh - 10/01/2016 00:15
- Lời khẩn cầu của cô gái nằm liệt giường suốt 25 năm - 09/01/2016 05:05
- Mẹ nghèo bất lực nhìn con trai cận kề cái chết vì bị suy thận - 09/01/2016 00:25
Các tin khác
- Xót xa trước số phận của cậu bé có thân hình “cây cung” - 08/01/2016 02:02
- Một gia đình khuyết tật nghèo cần hỗ trợ - 07/01/2016 10:30
- “Cho con về chơi với em, chết cũng được” - 07/01/2016 02:38
- Cô gái xinh đẹp trở thành người tàn phế sau khi bị rắn cắn - 06/01/2016 00:15
- Bi đát bé 4 tuổi bị xuất huyết giảm tiểu cầu không tiền chạy chữa. - 05/01/2016 00:15