VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Mang nộp 5 triệu đồng, em đi vay được cả bản trong mấy ngày vừa qua, trong bụng mừng thầm vì chồng sẽ được tiến hành ca mổ. Nhưng số tiền phải đóng lên đến 90 triệu đồng khiến em như chết lặng, không còn kịp nghĩ được gì, đôi mắt em đỏ hoe nhưng bặm môi không khóc vì ngượng ngùng và xấu hổ.
Em là Sồng Thị Dợ - người phụ nữ dân tộc Mông với chiếc váy đã bợt chỉ, bạc màu mà tôi đã gặp qua sự chỉ dẫn của chị Nguyễn Thị Hạ - Nhân viên phòng CTXH bệnh viện Bạch Mai. Lúc đó đã quá trưa, nhưng em vẫn nhất khoát chưa chịu ăn không phải bởi trong túi không còn một nghìn nào mà là vì: "để dành tiền cho chồng ăn" – em bảo với cái giọng ngọng đặc của người vùng cao đang tập nói tiếng Kinh.
Vay được 5 triệu mang xuống viện cho chồng, Dợ những tưởng chồng sẽ được chữa khỏi bệnh để về nhà.
Tu bị suy tim nặng cần phải mổ gấp để cứu sống tính mạng.
"Chồng của em Dợ là Cứ A Tu hiện đang là bệnh nhân ở phòng C3, Viện Tim mạch, bệnh viện Bạch Mai. Lẽ ra Tu có lịch mổ từ tuần trước nhưng phần vì lo tiền, phần thì vì tình trạng suy tim đã quá nặng và ở mức báo động nếu mổ ngay sẽ không thật an toàn nên BV chưa thể tiến hành được ca mổ cho em" – chị Hạ kể chuyện về bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn bằng giọng buồn buồn và đầy trăn trở khiến tôi cũng nao lòng khi lần nữa bắt gặp ánh mắt của Dợ... Dường như là em đang cầu cứu nhưng lại không thể nói được bằng tiếng Kinh nên đôi mắt ấy cứ đỏ hoe, rơm rớm lệ.
Hai vợ chồng không biết xoay sở ra sao để có tiền đóng cho ca mổ.
Vốn là người mạnh mẽ, Tu không khóc trước mặt vợ vì sợ vợ lo.
Người dân tộc Mông vốn mạnh mẽ, kiên cường và sống hồn nhiên như cây cỏ, với tôi Tu đúng với những gì người ta vẫn hay nói như thế. Gương mặt điển trai, hiền lành và bình tĩnh, tôi hỏi: "Em có đau nhiều không?", Tu thật thà: "Em đau ít thôi" rồi em còn khoe vợ đi vay được 5 triệu rồi, trong túi em còn có cả đến 500 nghìn để mua thức ăn nữa... Có lẽ với em đó là số tiền nhiều quá mà chỉ có trong mơ mới dám nghĩ đến nên em kể hồn nhiên và tự tin lắm.
Tu phải được phẫu thuật và thay 2 van tim mới có thể sống được.
Chứng kiến cảnh hai vợ chồng em Cứ A Tu, là người điều trị trực tiếp cho em, bác sĩ Phạm Nhật Minh – Viện tim mạch, bệnh viện Bạch Mai ái ngại cho hay: "Tu bị suy tim nặng, hở van hai lá hở van động mạch chủ. Với tình trạng bệnh như của em nên tiến hành phẫu thuật sớm và có thể phải thay cả hai van tim, với chi phí ngoài bảo hiểm y tế chi trả lên đến 90 triệu đồng. Ngoài số tiền trên, các chi phí khác bảo hiểm y tế sẽ chi trả một phần vì Tu là người dân tộc thiểu số".
Hai vợ chồng nghèo, đi vay cả bản mới được 5 triệu đồng.
Như vậy là trừ tất cả các khoản bảo hiểm thanh toán đi, em còn phải đóng số tiền là 90 triệu đồng, tuy vậy dù đã đi vay cả bản Dợ mới chỉ có tất cả 5.500.000 đồng tính cả số tiền ăn kia. Tính mạng con người trở nên quá đỗi mong manh, Tu có thể được mổ rồi trở về nhà lao động bình thường để nuôi vợ, nuôi con hoặc cũng có thể em sẽ phải nằm lại trong lòng đất mẹ mãi mãi cho dù cơ hội sống vẫn còn rất nhiều.
Trong suốt cả buổi nói chuyện, Tu không khóc cho đến khi tôi vô tình nhắc đến cái chết. Lúc này thì em run rẩy và sợ hãi thật sự nhưng không phải vì căn bệnh quái ác kia mà vì: "Con trai Cứ A Trường ở nhà mới 2 tuổi thôi. Em nhớ nó quá".
Nếu không được phẫu thuật sớm, Tu sẽ không thể tiếp tục cuộc sống này.
Nhắc đến con trai thì cả Dợ cũng không cầm lòng được nữa mà bật khóc nấc lên. Tu bảo nhớ con đang tập nói, cả ngày nó chạy khắp nhà, rồi những hôm lên nương lên rẫy vợ chồng đều địu con đi... Phải xa con, Tu nhớ nó đến thắt lòng nhưng làm thế nào để được trở về nhà với con thì em không biết. Tu kể còn thương cả cậu em trai nhỏ bị liệt và thiểu năng trí tuệ từ bé hiện đang sống cùng Tu.
"90 triệu đổi lấy mạng sống của 3 con người là Tu, Dợ và bé Trường... Còn không người vợ trẻ góa chồng chắc sẽ chết mòn, chết mỏi với đứa con thơ đói khát mất thôi" – Tôi cứ nhớ và bị ám ảnh mãi bởi câu nói của bác sĩ Minh khi chào ra về. Nguy kịch quá rồi, em cần phải mổ... Nếu không, có lẽ chỉ một thời gian ngắn nữa thôi Tu sẽ chẳng còn nữa thay vào đó là nước mắt của Dợ, của bé Trường với vành khăn tang trắng.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Cứ A Tu và Sồng Thị Dợ ( bản Dân Quân, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La)
Hiện hai vợ chồng đang ở phòng C3, Viện Tim mạch, BV Bạch Mai, Hà Nội
Số ĐT: 043.994.3316 (Số ĐT của Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Bạch Mai)
Theo Dân trí
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Nỗi đau của người mẹ bất lực nhìn con nằm chờ chết - 10/12/2015 03:04
- Con bệnh cần phẫu thuật, mẹ nợ đầm đìa - 09/12/2015 00:35
- Ánh mắt đáng thương của bé 3 tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh - 08/12/2015 02:41
- Làm sao cứu cháu đây Linh ơi! - 06/12/2015 01:05
- Mẹ kiệt quệ vì chạy chữa bệnh ung thư cho con gái 3 tuổi - 05/12/2015 01:15
Các tin khác
- Cha bỏ rơi con trai vì không chịu nổi cảnh con nằm viện nhiều hơn ở nhà - 03/12/2015 00:15
- Chị Trúc cần lắm sự giúp đỡ của cộng đồng - 02/12/2015 08:07
- Giờ tôi phải làm gì để con khỏi chết đây? - 02/12/2015 00:15
- Đắng cay cha già cho hai con ăn cơm pha với thuốc ngủ - 01/12/2015 03:40
- Mong manh sự sống của bé trai 2 tuổi mắc bệnh Down, tim bẩm sinh - 30/11/2015 00:15