VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Dứt cơn ho kéo dài tưởng như vỡ toang lồng ngực, em kiệt sức lịm đi trong vòng tay mẹ. Người mẹ nghèo khó ôm con ngồi chết lặng, còn gì đau đớn hơn, khi giờ đây bà chỉ còn biết ngồi nhìn căn bệnh ung thư máu từng ngày tàn phá cơ thể đứa con trai yêu qúy, rồi đem nó đi bất cứ lúc nào.
Về thôn Phí Xá, xã Lê Hồng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, hỏi về em Phạm Văn Bảo (26 tuổi), cử nhân kinh tế mới tốt nghiệp đại học Lâm nghiệp Hà Nội, ai cũng bùi ngùi xót xa. Gia cảnh vốn nghèo khổ, nhưng Bảo vẫn vượt khó vươn lên, và em đã thi đỗ vào trường đại học Lâm nghiệp Hà Nội. Ngày em cầm giấy gọi nhập học, cũng là lúc người bố của em phải tha hương vào Nam làm thuê để có tiền cho em theo học...
Thoáng cái đã hơn 4 năm trời, miệt mài trên các giảng đường đại học, rồi cũng đến ngày "hái quả". Những tưởng những tháng ngày vất vả của cả gia đình cũng sẽ qua đi? Người bố của em sẽ trở về đoàn tụ với gia đình? Một chân trời mới sẽ mở ra trước mắt chàng thanh niên giàu nghị lực? Vậy mà, số phận thật trớ trêu, Bảo nhận tấm bằng tốt nghiệp chưa lâu thì tai họa bất chợt giáng xuống.
Em Phạm Văn Bảo bị ung thư máu đã ở giai đoạn cuối, hiện bệnh tình rất trầm trọng. Trên người em nổi nhiều đám da lớn thâm đen, nhiều chỗ đã hoại tử.
Nén tiếng nấc trong cổ họng, chị Trần Thị Miền, 53 tuổi, mẹ của em Bảo nghẹn ngào: "Ban đầu cháu nó lên khối u ở ngực, rồi cái u cứ lớn dần, mọi người phải đưa cháu xuống viện 103 phẫu thuật cấp cứu. Mổ xong đưa cháu nó về nhà độ nửa tháng thì cháu lại cứ lên cơn sốt cao, bố cháu không có nhà, chị thì không đi ra ngoài bao giờ nên cứ nấn ná thêm vài hôm, mới nhờ được mọi người đưa cháu xuống Hà Nội khám lại. Khi bác sĩ đã thông báo cháu bị ung thư máu cấp dòng tủy thì chị ngất đi. Chị chẳng hiểu ung thư máu cấp là gì nhưng khi nghe tới 2 từ ung thư thì đầu óc chị quay cuồng chẳng còn biết gì nữa...".
Người mẹ này có lẽ đã cạn khô nước mắt vì con, có nỗi đau nào hơn thế!?..
Khi mà bà chỉ còn biết ngồi nhìn căn bệnh quái ác từng ngày tàn phá cơ thể đứa con trai yêu quý của bà.
Khó có lời nào có thể nói hết nỗi cơ cực mà người phụ nữ thuần nông này phải gánh chịu, chồng thì không có ở bên, 2 đứa con gái lớn thì đã có gia đình riêng. Gần 3 năm trời một mình chị đôn đáo khắp nơi, bỏ hết việc đồng áng, nhà cửa để lên viện chăm con, từ ngày Bảo mắc bệnh, căn nhà cũng không mấy khi có người ở, thành ra như nhà hoang lạnh lẽo.
Tay run run, chị cho tôi xem quển sổ ghi nợ. Nào là nợ ngân hàng từ hồi vay cho Bảo đi học đại học, nợ hội phụ nữ, nợ anh em họ hàng, nợ hàng xóm ... Nhìn qua tôi thấy đã tới hàng trăm triệu. "Lúc đầu cháu nó đi viện nhưng chưa có bảo hiểm y tế nên phải vay tới hơn 200 triệu. Sau này có bảo hiểm nhưng mỗi tháng cũng mất tới 5 triệu. Bố cháu làm bảo vệ tận trong Nam quanh năm suốt tháng, tết cũng không dám về nhưng mỗi tháng cũng chỉ gửi ra cho chị được hơn 3 triệu, nên chị cứ phải vay chỗ nọ đập chỗ kia để có tiền chữa trị cho cháu. Tới giờ chị không dám cộng xem là bao nhiêu nữa, và cũng chẳng biết phải vay đâu được tiền nữa em ơi...", chị Miền rầu rầu cho biết.
Bà không thể ngờ, tấm bằng đại học mà cả nhà mong đợi, không biết bao giờ con trai bà có thể dùng được nó!?
Đã quá hạn lịch hẹn tái khám hơn 1 tuần rồi, nhưng Bảo vẫn chưa được đến viện vì mẹ không vay đâu được tiền nữa. Bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn, căn bệnh ung thư máu đã đến giai đoạn sau, nó tàn phá một cách đáng sợ cơ thể của chàng thanh niên, vốn một thời vạm vỡ . Khắp người em nổi lên những đám da lớn thâm đen, có chỗ đã hoại tử lở loét khiến em vô cùng đau đớn. Lại thêm những cơn ho dài tưởng như xé toang cổ họng...Nhìn em lúc này, tất cả chúng tôi không ai có thể ngăn được dòng nước mắt
Hình ảnh năng động, tràn đầy sức sống của thời sinh viên...
Anh Ngô Trung Lưu trưởng thôn Phí Xá ái ngại cho hay: "Khổ lắm! Tôi chưa thấy ai khổ như nhà này. Bố cháu bao năm nay phải đi làm tận trong Nam lấy tiền cho các con ăn học. Lo cho học xong đại học thì giờ thằng bé lại mắc bệnh hiểm nghèo. Nhìn thằng Bảo đau đớn vật vã thế này, chúng tôi cũng thương lắm nhưng chẳng giúp được gì nhiều. Tôi cũng tha thiết xin các bác, các nhà hảo tâm giúp đỡ cho cháu được đi chữa trị ..."
Giờ chỉ còn là hình hài tiều tụy, với tương lai vô cùng u ám!
Nhìn trân trối vào tấm ảnh thời sinh viên của con trai, chị Miền lại giàn giụa hai hàng nước mắt. Thật khó có nỗi đau nào hơn thế! Mang nặng đẻ đau, nuôi con khôn lớn, khỏe mạnh, giỏi giang...Vậy mà giờ đây...Cơn đau lại khiến Bảo gồng người lên ho rũ rượi, rồi em lại kiệt sức lịm đi trong tiếng thút thít của mẹ: " Con ơi! Bảo ơi, con đừng chết!..."
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
Chị Trần Thị Miền (tên thường gọi là Miến), thôn Phí Xá, xã Lê Hồng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
ĐT: 0164 530 0288
Theo Dân trí
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Hai người tàn tật nuôi mẹ già và con đi học - 16/11/2015 23:12
- Thương bé không hậu môn mẹ không có tiền chữa bệnh - 16/11/2015 08:25
- Thương đôi vợ chồng "nghèo rớt mồng tơi" với 3 đứa con thơ bệnh tật - 16/11/2015 06:31
- Người mẹ già khốn khổ giữa đàn con điên dại, tật nguyền - 15/11/2015 00:36
- “Mẹ đâu rồi, sao không về ngủ với con!” - 14/11/2015 00:15
Các tin khác
- Mẹ mất, nữ sinh lớp 9 lóng ngóng chăm em hơn nửa tháng tuổi tại bệnh viện - 12/11/2015 23:55
- “Em ơi tỉnh dậy đi, con mình khát sữa lắm” - 12/11/2015 07:19
- Gia đình bà Thuộc cần được sẻ chia - 12/11/2015 03:30
- Cha làm 50 ngàn/ngày chưa đủ mua 1 viên thuốc của con - 11/11/2015 23:35
- Thương bé mắc bệnh u não tái đi tái lại - 11/11/2015 04:55