Vẽ ước mơ từ bàn tay... một ngón
Là một học sinh khuyết tật vận động nặng nhưng em Hoàng Đức Sơn, lớp 10A10, Trường THPT Vĩnh Linh đã du ngoạn khắp nơi...Tương lai mờ mịt của hai đứa trẻ ở Huế khi bố đột quỵ, mẹ ung thư
Bố bị đột quỵ, mẹ mắc ung thư, tương lai hai đứa trẻ ở huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) trở nên mờ mịt hơn bao giờ...Ở tuổi 80, ngày ngày bà Mai Thị Tư vẫn phải lao động vất vả ở bến xe, kiếm tiền nuôi 2 đứa con, một đứa bị bệnh tâm thần, một đứa bị tai nạn nằm liệt giường. Để có tiền, bà cùng 2 con sống tạm ở nhà vệ sinh của bến xe.
Theo lời chỉ của một bạn đọc, chúng tôi đến bến xe Tiền Giang tìm gặp bà Tư. Dù nhà vệ sinh đã được bà quét dọn sạch sẽ nhưng vẫn không tránh khỏi mùi khai ngai ngái của nước tiểu bốc lên. Cái nơi mà mọi người rất ngại khi tìm đến nhưng là nơi sinh sống của bà Tư và hai đứa con bệnh tật là anh Bùi Văn Dũng (sinh 1960) bị tai biến nằm liệt giường mê man; anh Bùi Văn Hải (sinh 1962) bị bênh "down", trí tuệ đần độn, sống cảnh "dại dại khờ khờ" gần 20 năm nay.
Đời là bể khổ!
Theo lời kể của bà Tư, cuộc đời của bà là một "bể khổ". Vợ chồng bà Tư có 4 người con, gia đình rất nghèo, không có đất đai sản xuất. Để có tiền đong gạo, hàng ngày ông Bùi Văn Thảo – chồng bà Tư đi bốc vác cho các chủ xe tải ở bến xe Tiền Giang. Còn bà Tư ai kêu gì làm nấy, hai ông bà chẳng dám ngơi nghỉ ngày nào.
Vì nghèo, các con của bà học hành dang dở, tiếp tục với nghề bóc vác ở bến xe. Nhưng từ ngày bến xe thu hẹp, không còn nhiều việc để làm như trước nên hai đứa con "khoẻ mạnh" đã lập gia đình và đi nơi khác làm ăn nhưng đến nay vẫn chưa thoát khỏi cuốn sổ hộ nghèo.
Đã vậy biến cố dồn dập xảy đến với gia đình bà Tư khi người con thứ 3 là anh Bùi Văn Dũng (sinh 1960) bị tai biến nằm liệt giường sau cú ngã (cách đây 10 năm - PV) khi đang bốc hàng từ trên xe xuống đất. Thương con, ông bà vay mượn tiền chữa trị nhưng "lực bất tòng tâm" anh Dũng đành chấp nhận sống đời tàn phế. Đau đớn hơn khi anh Dũng hay tin vợ anh không chịu nổi cảnh nghèo khổ, nợ nần nên lặng lẽ ra đi, bỏ anh lại cho ông bà Tư chăm sóc.
Ở tuổi 80, bà Tư vẫn còm cỗi lao động vất vả để kiếm tiền đong gạo và thang thuốc cho anh Dũng và anh Hải
Nhưng cái khổ vẫn chưa buông tha cho gia đình bà Tư khi cuối năm 2007, chồng bà là ông Bùi Văn Thảo đột ngột bị xuất huyết não. Trong nhà, không có lấy đồng xu dính túi, thương chồng bà lại vay tiền nóng bên ngoài đưa chồng vào bệnh viện. Nhưng chỉ nằm được vài ngày rồi ông Thảo cũng qua đời.
Bà Tư ngậm ngùi: "Oái ăm thay khi ông nhà mất đúng vào mùng 1 Tết năm 2008. Gia đình đang lúc túng thiếu, nhưng khổ nỗi vào những ngày đầu năm như thế nên bà con kiêng kỵ chẳng ai đi đám tang. Bởi vậy, tui phải đi vay 10 triệu đồng lo hậu sự cho ông nhà. Nợ chữa bệnh cho con, nợ lo đám tang cho chồng, tiền lãi mẹ, đẻ lãi con và chẳng biết đến khi nào tui mới trả hết số nợ hơn 20 triệu đồng này!"
Chịu cảnh hôi thối, đổi sự sống cho 2 con
Gia đình bà Tư đối mặt với cảnh thiếu ăn, không tiền thang thuốc cho anh Dũng mỗi khi các vết loét viêm nhiễm. Bà Tư đến bến xe Tiền Giang xin BQL bến xe cho bà trông coi và quét dọn nhà vệ sinh công cộng. Rất may, BQL đồng ý và giao cho bà Tư việc này theo hình thức khoán, mỗi tháng bà phải đóng cho bến xe 1.200.000 đồng, chưa kể tiền điện nước. Đổi lại, bà sẽ được thu tiền phí cho những khách có nhu cầu đi vệ sinh tại bến xe.
Công việc vất vả bà Tư chẳng ngại, nhưng bà chỉ lo để anh Dũng và anh Hải ở nhà không có người trông coi, chăm sóc. Bởi vậy, sau khi hỏi ý BQL bến xe, bà Tư đành đóng cửa nhà (bà Tư được địa phương tặng nhà tình thương ở khu phố 4, phường 10, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đùm túm hai con vóc dáng đã lớn mà chẳng khác nào những trẻ thơ vào ở tạm nhà vệ sinh.
"Ở cái tuổi như bà Tư, đáng lẽ đã được con cháu chăm sóc, phụng dưỡng. Đằng này, bà còn phải lao động vất vả, chấp nhận cảnh hôi thối để đổi lấy sự sống cho hai đứa con bệnh tật là điều không phải người mẹ nào cũng làm được!" Anh Nguyễn Văn Dũng – một người bán hàng rong ở bến xe đồng cảm chia sẻ.
Hàng ngày bà Tư chấp nhận cảnh hôi thối để kiếm tiền đổi lấy sự sống cho hai đứa con trai bệnh tật
Hàng ngày bà Tư xách từng chậu nước, còng lưng quét và lau dọn từng hố xí nhà vệ sinh để lấy từng đồng bạc lẻ, góp nhặt lại, cuối ngày có tiền đong gạo, mua thuốc cho con... Tuổi già thường khó ngủ, nhiều bữa đến 12h khuya bà mới chợp mắt, nhưng vừa mới thiu thiu, khi khách có nhu cầu vệ sinh, bà cũng phải lồm cồm ngồi dậy bán cho khách cuộn giấy kiếm thêm vài ngàn.
Cả tháng nay anh Dũng và anh Hải thi nhau bệnh. Tiền thuốc mỗi ngày cũng phải mất đứt hơn 40.0000 đồng, rồi thì tiền đong gạo, thức ăn, tiền phí, tiền góp nợ.... Có tháng, không đủ tiền đóng phí cho bến xe, bà lại phải hỏi tiền góp để đóng. Cứ 1.000.000 đồng thì bà phải góp 1.200.000 đồng. Nợ cũ mấy năm nay chưa trả dứt, nợ mới lại chất chồng...
Gần Tết, khí trời se lạnh, bà Tư đưa đôi bàn tay gầy guộc của mình hơ trên bếp than củi đỏ hồng rồi áp vào mặt cho đỡ lạnh. Bà Tư cười hiền khô nói với chúng tôi là bà sợ nhất là buổi chiều, trời càng về chiều thì lòng bà lại càng thấp thỏm không yên khi nhìn vào cái rổ tiền lưng chừng trước mặt!
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: Bà Mai Thị Tư, số số 13/3, Quốc lộ 60, khu phố 4, phường 10, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. ĐT: 01228.651.249 (chị Phương con gái bà Tư).
Nguồn : Dantri
Tin mới
- Lay lắt sự sống của một giáo viên dạy giỏi văn - 04/02/2013 04:00
- Nỗi khổ truyền kiếp của gia đình bé ung thư - 03/02/2013 02:39
- Nổ bình ga, cả gia đình nhập viện trong tình trạng bỏng nặng - 02/02/2013 01:21
- Gia đình anh Dũng rất cần được giúp đỡ - 01/02/2013 04:19
- Con vừa nguôi bệnh tim mẹ đã phát bệnh ung thư - 31/01/2013 04:27