
Hoa Hậu Trăng Khuyết 2025 – Tôn vinh vẻ đẹp nghị lực
Cuộc thi sắc đẹp dành cho phụ nữ khuyết tật đầu tiên tại Việt Nam – Hoa Hậu Trăng Khuyết 2025 đang thu hút sự quan tâm...

Người đàn ông dân tộc cầu cứu sự giúp đỡ khi vợ và con được chẩn đoán bệnh nặng cùng lúc
Giữa những ngày tháng này, anh Giàng A Tranh – người dân tộc Mông ở bản Huổi Toóng I, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà,...
4 chiếc khăn tang được quấn lên đầu 4 đứa trẻ, những tiếng khóc xé ruột gan và tiếng gọi hờ chồng về ăn cơm như một nỗi ám ảnh khi tôi đến thăm. Người vợ lần nữa lại ngã vật xuống nền nhà, xung quanh là 4 đứa con thơ cứ chăm chăm nhìn di ảnh gọi bố về.
Cảnh tượng ấy, thật sự đã khiến tôi run tay khi cầm máy... Trong căn nhà bé xíu, những mảng tường loang lổ, mọi thứ đều cũ kĩ kiểu tận dụng để dùng, hình ảnh 5 mẹ con chị Nhung với 5 vành khăn tang trắng lại càng thảm hại, thê lương. Tiếng mẹ khóc, con khóc...Tất cả như một sự bắt đền, không chấp nhận trước sự ra đi quá đột ngột của chồng, cha của 4 đứa trẻ.
Chồng đột ngột qua đời để lại cho chị Nhung 4 đứa con thơ nheo nhóc.
Tiếng khóc các con gọi bố về ăn cơm.
"Anh ấy đi làm thuê ở trên Bắc Ninh. Tối hôm đó khi chị gọi điện thì anh còn đang ăn cơm, anh bảo ăn xong sẽ gọi lại cho chị. Rồi chị chờ mãi, chờ mãi... Điện thoại cũng có tín hiệu gọi lại thật nhưng đầu giây bên kia là tiếng của anh bạn đi làm cùng chồng chị thất thanh báo chồng chị bị cảm, chết rồi, hiện đang đưa về nhà. Chị nghe xong thì mặt mũi tối sầm lại, rồi không biết có chuyện gì xảy ra nữa".
Chị Nhung nức nở, không giấu được những dòng nước mắt đang thi nhau túa ra ướt nhèm lên cả khuôn mặt. Nhớ chồng, thương các con... Chị lại vật ra xuống nền nhà: "Trước lúc anh ấy đi, anh ấy còn bảo chị là mẹ con chịu khó ở trong cái nhà này, bố đi làm có tiền rồi về sửa lại cho đỡ dột và thay lại cái mái pro xi măng bằng ngói cho khỏi nóng. Nghe bố dặn thế, bọn trẻ nó háo hức lắm, vậy mà... Bố chúng nó đi thật rồi, không bao giờ về nữa em ạ"- Chị lại khóc ngất lên, trải lòng.
Bố ơi, về ăn cơm với chúng con.
Ngày bố chết, có bé lớn là Phạm Thị Hồng Hoa (đang học lớp 6), và bé Phạm Thị Loan (đang học lớp 4) là còn biết nên chúng khóc dữ lắm. Hai bé nhỏ hơn là Phạm Khánh Linh (năm nay bắt đầu vào lớp 1) và bé Phạm Đình Đạt (3 tuổi) chưa hiểu chuyện gì nên dù trên đầu đeo vành khăn tang trắng, các em vẫn cứ đùa nghịch khiến ai nhìn thấy cũng thương, cũng xót.
Cơm hôm nay chỉ có canh rau lõng bõng nước, anh về ăn cơm với các con" - Chị nghẹn ngào gọi chồng
Nhìn các con, chị Nhung như có trăm nghìn mũi dao cứa vào.
Bà nội Hồ Thị Đàn nhìn các cháu, lại giàn giụa nước mắt: "Bố nó ra đi đột ngột, chẳng kịp trăn trối lại điều gì cả. Thằng bé Đạt không biết bố chết, lúc nào cũng chỉ di ảnh bố bắt bố đi mua kẹo cao su... Nhìn cháu thế, tôi buốt hết cả ruột chị ạ. Cảnh người tóc bạc khóc người tóc xanh, nó đau đớn lắm".
Nỗi đau chồng mất chưa kịp nguôi ngoai, chị Nhung lần nữa lại kiệt sức khi lo cho các con tiền đi học. Khánh Linh năm nay vào lớp 1, tổng số tiền phải đóng là 2.900.000 đồng (bao gồm tiền xây dựng, học phí + nhiều khoản đóng khác), vậy mà chị đi vay mượn mãi cũng mới chỉ có 2.000.000 đồng, trong đó chị kể: "Hôm mang tiền đi đóng, cô giáo thương lại đưa lại cho 500.000 đồng, có 500.000 đồng ấy, chị mua được mấy tập sách viết cho Hoa và Loan, còn tiền đóng học cho 2 cháu lớn này, chị còn khất em ạ".
Bát cúng cơm của bố, bé Đạt lúc nào cũng nhận cho bố.
Hoàn cảnh của gia đình chị Nhung được ông Trương Văn Doanh – Trưởng thôn Bình Cách ái ngại, chia sẻ: "Chồng chị Nhung đột ngột qua đời để lại cho chị 4 đứa con thơ nheo nhóc, quả thật có muôn vàn khó khăn. Nhìn 4 chị em chúng nó, trong làng ngoài xã ai cũng thương, cũng xót nhưng cũng chỉ giúp được phần nào thôi chị ạ. Ở cơ sở, chúng tôi tha thiết mong muốn các cháu được giúp đỡ để chúng có cái ăn, cái mặc và được tới trường đi học chứ không việc chúng phải bỏ học là điều rất dễ xảy ra chị ạ".
Thương các con lắm, chúng còn nhỏ quá, chặng đường đi học lại mới bắt đầu... Rồi đây không biết cả 4 chị em sẽ ra sao khi mẹ không lo đủ cái ăn, cái mặc. Cả Hoa và Loan đều có giấy khen học sinh giỏi toàn diện, nhưng tương lai của em sẽ đi đâu, về đâu nếu như phải bỏ học giữa chừng...
Con được học sinh giỏi toàn diện mà bố không về xem.
Tương lai của các con sẽ ra sao khi mẹ không lo đủ cái ăn, cái mặc.
Tiếng khóc lại nấc lên, trên bàn thờ với bát hương nghi ngút khói, chị Nhung lại ôm 4 đứa con vào lòng mà ngắm nhìn di ảnh chồng, gọi anh về ăn cơm dù hôm nay chỉ có nồi canh lõng bõng nước với bát cơm đã nguội lạnh từ lúc nào.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Chị Phạm Thị Nhung (thôn Bình Cách, xã Bình Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương)
Số ĐT: 0166.501.1235
Theo Dân trí
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Xe lao xuống vực, mẹ chết thảm, con gái nguy kịch - 09/09/2015 22:00
- Nỗi lòng người mẹ có con 3 lần mổ chưa hết bệnh - 09/09/2015 04:10
- Gia đình bà Dung cần lắm sự sẻ chia - 09/09/2015 03:15
- “Bố tỉnh dậy để chở con đi học, bố ơi” - 08/09/2015 22:35
- Thương gia đình người Vân Kiều bệnh tật - 08/09/2015 03:55
Các tin khác
- Thương bé 7 tháng tuổi mang nhiều chứng bệnh - 07/09/2015 03:35
- Người đàn bà “lê lết” xin từng bữa cơm nuôi chồng và con ở bệnh viện - 06/09/2015 22:36
- Bố mẹ đau đớn đếm sự sống từng ngày của con thơ - 06/09/2015 01:25
- Con ước mình hết bệnh để cha mẹ bớt khổ - 05/09/2015 03:55
- Xót thương 2 em bé dân tộc nguy kịch vì viêm màng não - 04/09/2015 22:15